Khi tất cả các cỗ máy đều dừng

HÀ CÚC| 17/10/2012 09:10

Sự bùng nổ của các “công xưởng châu Á” có thể chấm dứt sớm hơn nhiều dự báo. Vì thế, các nền kinh tế trong khu vực này cần nhanh chóng mở ra những lĩnh vực xuất khẩu mới.

Khi tất cả các cỗ máy đều dừng

Sự bùng nổ của các “công xưởng châu Á” có thể chấm dứt sớm hơn nhiều dự báo. Vì thế, các nền kinh tế trong khu vực này cần nhanh chóng mở ra những lĩnh vực xuất khẩu mới.

Đọc E-paper

Tăng trưởng chậm tại Trung Quốc gây ảnh hưởng đến toàn bộ kinh tế châu Á

Rapper Hàn Quốc PSY tuần rồi đứng đầu bảng xếp hạng pop tại Anh và thứ hai tại Mỹ. Video “Gangnam Style” của tay rapper này thu hút 350 triệu view đã chứng minh rằng các cường quốc kinh tế của châu Á có thể dẫn đầu thế giới trong việc xuất khẩu các giá trị mềm khác.

Vì thế, khi đối mặt với tình trạng suy thoái kinh tế đáng báo động, nhiều nước châu Á càng cần phải tìm cách phát triển các ngành công nghiệp dịch vụ trong tương lai.

Đây là một nội dung trong bản dự báo kinh tế khu vực châu Á của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) mới phát hành. Theo báo cáo này, hầu như toàn bộ kinh tế khu vực ảm đạm hơn nhiều so với dự báo trước đó.

Tăng trưởng kinh tế tại châu Á nói chung, trừ Nhật Bản, được dự kiến sẽ giảm xuống còn 6,1% trong năm nay, từ mức 7,2% trong năm 2011. Nguyên nhân chính có thể đổ lỗi cho tình trạng yếu ớt của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là tại Mỹ và châu Âu.

Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang châu Âu giảm khoảng 5% trong 8 tháng đầu năm nay, so với một năm trước đó. ADB cắt giảm dự báo tăng trưởng của Trung Quốc còn 7,7%, từ mức 8,5%.

Tuy nhiên, theo phân tích của ADB, “yếu tố bên ngoài” chiếm khoảng hai phần ba của suy thoái của Trung Quốc. Trong khi đó, “các yếu tố bên trong” lại gây ảnh hưởng tới kinh tế Ấn Độ.

Quốc gia đông dân thứ hai thế giới này cũng đi theo mô hình phát triển của Đông Á là thâm dụng lao động và tăng trưởng xuất khẩu. ADB đã cắt giảm dự báo tăng trưởng của Ấn Độ còn 5,6% từ mức 7% trước đó.

Tăng trưởng chậm ở Trung Quốc và Ấn Độ gây ra hiệu ứng dây chuyền trong toàn bộ kinh tế châu Á.

Mặc dù vậy, tốc độ phát triển của châu Á phải đối mặt với một thách thức cơ bản hơn, đó là không thay đổi được động lực tăng trưởng nhờ bán nguyên liệu và lao động giá rẻ. Về lâu dài, chi phí lao động tăng sẽ khiến các nhà sản xuất tại đây mất sức cạnh tranh với các nền kinh tế tiên tiến.

Báo cáo về triển vọng kinh tế thế giới của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự trù tỷ lệ tăng trưởng của châu Á trong năm nay là 6,7%, qua năm 2013 là 7,2%, thấp hơn dự báo công bố tháng 7 vừa qua là 7,1% (2012) và 7,5% (2013). Triển vọng kinh tế ngắn và trung hạn của châu Á ít sáng sủa hơn so với những năm trước đây.

Vì thế, nhiều nền kinh tế sẽ phải vẫy vùng trong “bẫy thu nhập trung bình”. Do đó, ADB cho rằng, châu Á cần phải chuyển sang một mô hình phát triển dựa trên nhu cầu gia tăng trong nước và dựa nhiều hơn vào các ngành công nghiệp dịch vụ.

Châu Á đã có một số câu chuyện thành công đặc biệt trong các dịch vụ cao cấp, không chỉ là “làn sóng Hàn Quốc” lan truyền qua các nền văn hóa pop của thế giới, hay những bộ phim của Bollywood, mà còn là một số sân bay tốt nhất thế giới, các hãng hàng không và khách sạn nổi tiếng nhất.

Dịch vụ công nghệ thông tin và ngành công nghiệp gia công phần mềm của Ấn Độ năm ngoái đạt 76,4 tỷ USD và sử dụng 2,5 triệu người. Các công ty sản xuất game khổng lồ châu Á hy vọng thị trường Hoa Kỳ sẽ là động lực tăng trưởng của họ.

Doanh thu từ hàng hóa ảo của Mỹ dự kiến sẽ tăng 36% đến 3 tỷ USD trong năm nay và tăng gấp đôi lên khoảng 6 tỷ USD trong hai năm...

Hầu hết những người làm trong lĩnh vực dịch vụ trên khắp châu Á đều là công việc giản đơn, từ chủ cửa hiệu, xe kéo, nhân viên bảo vệ, thợ cắt tóc...

Vì thế, cần phải chuyển mạnh sang “các dịch vụ có giá trị cao” như công nghệ thông tin và tài chính. Nhóm dịch vụ này sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm, đặc biệt là cho phụ nữ, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của quá trình bùng nổ đô thị hóa và mở ra những thị trường xuất khẩu mới.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Khi tất cả các cỗ máy đều dừng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO