Diễn đàn Kinh tế Thế giới: Những nguy cơ tồi tệ nhất trong một thế hệ

LAM HỒNG| 19/01/2016 03:50

Theo các chuyên gia của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), thế giới đang phải đối mặt với rủi ro lớn nhất trong một thế hệ.

Diễn đàn Kinh tế Thế giới: Những nguy cơ tồi tệ nhất trong một thế hệ

Theo các chuyên gia của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), thế giới đang phải đối mặt với rủi ro lớn nhất trong một thế hệ.

Đọc E-paper

Bất ổn chính trị là điều tồi tệ nhất kể từ Chiến tranh Lạnh, và số người bị buộc phải rời bỏ nhà cửa vì chiến tranh, loạn lạc đang cao nhất trong lịch sử. Những tác động của biến đổi khí hậu đang trở nên nổi bật hơn, và khủng bố đang gia tăng. Đấy là những kết luận của báo cáo tại WEF lần thứ 46, phát hành trước cuộc họp hằng năm của các nhà lãnh đạo các nước và các nhà kinh doanh hàng đầu tại Davos, Thụy Sĩ vào ngày 20 - 23/1. Báo cáo này làm dấy lên các mối lo ngại về bất ổn toàn cầu ảnh hưởng đến môi trường kinh tế.

"Có rất nhiều rủi ro trước mắt... và chúng ta chỉ bên lề của những gì sắp diễn ra", Espen Eide, người phụ trách các vấn đề địa - chính trị tại WEF, nói. Báo cáo này dựa trên một cuộc khảo sát gần 750 chuyên gia ở các viện nghiên cứu, các nhà ra làm chính sách, giám đốc điều hành, các nhà chính trị. Báo cáo cho rằng các rủi ro đã được cảnh báo một thập kỷ qua và đang bắt đầu gây ra hậu quả đối với con người, các tổ chức và các nền kinh tế. "Bất ổn địa - chính trị khiến các dự án bị hủy bỏ,  thu hồi giấy phép, sản xuất bị gián đoạn, tài sản bị hư hỏng và dòng vốn  qua biên giới bị ngưng trệ...", Cecilia Reyes, Giám đốc Tập đoàn Bảo hiểm rủi ro Zurich (ZFSVF), cho biết.

Di cư mạnh mẽ. Hiện nay, ước tính có khoảng 60 triệu người buộc phải rời bỏ nhà cửa do chiến tranh, nghèo đói và thiên tai. Con số này tương đương với quốc gia lớn thứ 24 trên thế giới, và là con số di cư lớn nhất trong lịch sử. Con số này có thể tăng lên khi cuộc khủng hoảng ở Serya chưa dừng lại. Các cuộc khủng hoảng người tị nạn đang đặt áp lực lên chính phủ trên khắp thế giới và gây căng thẳng giữa các quốc gia. "Có một nguy cơ thực sự về việc các mối quan hệ giữa các quốc gia đang trở nên phức tạp hơn về vấn đề này", Eide nói.

>>2015: Năm của khủng hoảng di cư, khủng bố và ông Putin

Khí hậu thay đổi. Báo cáo nhấn mạnh sự thay đổi khí hậu là nguy cơ có tác động lớn nhất. Các sự kiện thời tiết cực đoan và thiên tai liên quan đến môi trường đang trở nên phổ biến hơn, buộc các chính phủ trên khắp thế giới phải hành động. Cuộc đàm phán khí hậu tháng 12/2015 ở Paris đã kết thúc trong một thỏa thuận ràng buộc về mặt pháp lý để chống lại biến đổi khí hậu. Nhưng các chuyên gia nói rằng đây chỉ là sự khởi đầu, còn rất nhiều trở ngại khác phải bước qua. "Đây là một bước tiến quan trọng trong định hướng đúng nhưng cho đến nay nó chưa có bất kỳ tác động tích cực nào", Reyes cho biết.

Tăng trưởng chậm lại. Chủ đề chính của Diễn đàn năm nay là Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, với các cuộc thảo luận về cuộc cách mạng công nghệ, vật lý, số hóa và sinh học, đặc biệt là những tác động của chúng đối với các hệ thống chính trị, xã hội, kinh tế của thế giới.

Tuy nhiên, thực tế kinh tế thế giới đang trong giai đoạn bất ổn. Thị trường chứng khoán đang giảm mạnh, giá dầu đang giảm nhanh hơn nữa, và tăng trưởng của đầu tàu Trung Quốc đang chậm lại. Các chuyên gia đang ngày càng lo ngại về nền kinh tế toàn cầu.

>>World Bank: Việt Nam đang kẹt trong tăng trưởng chậm  

Tuy nhiên, không phải tất cả các tin tức đều xấu. Các cuộc khủng hoảng đang buộc nhà lãnh đạo các nước phải làm việc cùng nhau tích cực hơn. Họ nhận ra khủng hoảng hiện nay tác động đến tất cả các nước trên thế giới. "Chúng tôi thấy các cường quốc đang ngồi lại với nhau cho những vấn đề chung, các cuộc đàm phán khí hậu Paris có kết quả tốt, hay gần đây nhất là phản ứng kiên quyết trước vụ thử hạt nhân của CHDCND Triều Tiên là những ví dụ cho thấy các cường quốc có thể chung tay cho cho một thế giới tốt đẹp hơn", Eide nói.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Diễn đàn Kinh tế Thế giới: Những nguy cơ tồi tệ nhất trong một thế hệ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO