Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2016: Những nhà Nobel kinh tế nói gì?

HÀ CÚC| 27/01/2016 00:19

Các giáo sư đoạt giải Nobel kinh tế có những góc nhìn riêng về kinh tế thế giới ở thời điểm hiện tại cũng như tương lai.

Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2016: Những nhà Nobel kinh tế nói gì?

Các giáo sư đoạt giải Nobel kinh tế có những góc nhìn riêng về kinh tế thế giới ở thời điểm hiện tại cũng như tương lai.

Đọc E-paper

Theo các nhà kinh tế hàng đầu tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Davos (Thụy Sĩ, khai mạc ngày 20/1), kinh tế thế giới đang "chênh vênh" giữa tiếp tục phục hồi và rủi ro khủng hoảng tài chính toàn cầu. Dự báo về triển vọng toàn cầu năm 2016 đưa ra trong bối cảnh những lo ngại về sự suy giảm kinh tế ở Trung Quốc, giá hàng hóa giảm mạnh và nợ bằng đồng USD Mỹ tại các nền kinh tế mới nổi tăng cao.

Các nhà kinh tế cho biết sự bất ổn làm trầm trọng thêm sự tổn thương của các hộ gia đình và các công ty. Bản cập nhật World Economic Outlook mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng giảm dự báo tăng trưởng và thừa nhận nguy cơ sụt giảm nghiêm trọng. Maurice Obstfeld, Kinh tế trưởng của IMF, cho biết thị trường tài chính rung chuyển bởi sự biến động kể từ đầu năm đến nay, đã "phản ứng thái quá”, nhưng cũng thừa nhận "đã có sự điều chỉnh khó khăn phía trước tại các thị trường mới nổi". Roger Carr, Chủ tịch của Tập đoàn quốc phòng Anh BAE Systems, cho biết, tương lai không tươi sáng. "Năm ngoái, tại Davos, vấn đề chỉ là người giàu và người nghèo, chứ không phải là chúng ta đang mất dần mọi thứ. Tình hình hiện tại thực sự bi quan", ông nói.

Ngày 20/1, IMF hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu lần thứ 3 trong vòng chưa đầy một năm, về mức 3,4%, khi Trung Quốc công bố tốc độ phát triển kinh tế trong năm 2015 thấp nhất trong vòng 25 năm qua. Đáng chú ý là một số nhà kinh tế có tên tuổi nhìn nhận bi quan về triển vọng kinh tế thế giới. "Thị trường bất ổn có thể là dấu hiệu của một điều gì đó tồi tệ và không hợp lý.

Tình hình hiện nay mang đến thông điệp: Sự lạc quan quá mức vốn đang lan rộng trong giới đầu tư đã sai", Giáo sư Joseph Stiglitz, người đoạt giải Nobel kinh tế, nhận định. Ghi nhận các khoản nợ của các nền kinh tế mới nổi ảnh hưởng kinh tế thế giới nói chung, Giáo sư Kenneth Rogoff của Đại học Harvard cho biết: "Bất cứ ai vẫn còn cho rằng "lần này sẽ khác" cho kinh tế Trung Quốc sẽ phải giấu đầu vào cát".

Theo giáo sư đoạt giải Nobel Michael Spence của Đại học New York, "Đó là  tình trạng mong manh và suy giảm trên toàn cầu". Còn Giáo sư Bob Shiller của Đại học Yale, cũng là một người đoạt giải Nobel, đã cảnh báo rằng, suy giảm gần đây trong thị trường tài chính có ý nghĩa đặc biệt vì "có một nguy cơ đáng kể sẽ tiếp tục giảm như vậy".

Chủ đề của diễn đàn Davos năm nay là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với dự báo có thể làm thay đổi bộ mặt của nền kinh tế thế giới, qua đó làm giảm nhẹ những lo ngại về khủng hoảng kinh tế. "Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đề cập tới những tiến bộ công nghệ trong các lĩnh vực vật lý, tin học hay sinh học, hứa hẹn sẽ làm bùng nổ năng suất lao động, qua đó tác động sâu sắc tới hệ thống chính trị - xã hội - kinh tế trên toàn thế giới", Giáo sư Klaus Schwab, người sáng lập, đồng thời là Chủ tịch của WEF, cho biết.

Tuy nhiên, theo Giáo sư Ned Phelps của Đại học Columbia: "Công nghệ mới có thể ảnh hưởng tới các nền kinh tế phát triển có thể là một nguyên nhân để lo lắng". Bởi vì, động lực giảm chi phí và tăng năng suất sẽ đến từ các quốc gia có lao động giá rẻ, được giáo dục tốt hơn. Qua đó, lao động tại các nước phát triển ngày càng bị cạnh tranh quyết liệt hơn. "Điều quan trọng không kém là công nghệ mới sẽ làm gì để khơi dậy tăng trưởng năng suất và làm kích thích động lực cho doanh nghiệp", Giáo sư Phelps nói. 

>4 "làn gió" thương mại thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu

>Thảm họa kinh tế toàn cầu: Chưa phải lúc

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2016: Những nhà Nobel kinh tế nói gì?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO