COP 21: "Lịch sử là ở đây"

LAM HỒNG| 16/12/2015 03:20

COP 21 đã thông qua dự thảo thỏa thuận khí hậu toàn cầu ngày 12/12/2015. Và ngày này đã trở thành một ngày không chỉ mang tính lịch sử, mà còn là một ngày vì nhân loại.

COP 21:

COP 21 đã thông qua dự thảo thỏa thuận khí hậu toàn cầu ngày 12/12/2015. Và ngày này đã trở thành một ngày không chỉ mang tính lịch sử, mà còn là một ngày vì nhân loại.

Đọc E-paper

Tổng thống Mỹ, Chủ tịch Trung Quốc, Tổng thống Nga đến dự Hội nghị Khí hậu Liên Hiệp Quốc (COP 21) và nói rằng nếu chúng ta có các quyết định tồi tại đây, thì chúng ta sẽ phải chịu trách nhiệm với các thế hệ tương lai. Đây là sự căng thẳng của giới lãnh đạo các quốc gia khi họ phải đứng trước một "mệnh lệnh" khẩn cấp phải hành động vì khí hậu toàn cầu.

Vì thế, ngày 12/12, sau nhiều ngày đàm phán, trong đó có hai đêm thức trắng, bản dự thảo thỏa thuận khí hậu toàn cầu COP 21 đã được thông qua trong không khí vui mừng "vỡ òa". "Lịch sử là ở đây", Tổng thống Pháp François Hollande, tuyên bố trong sự reo hò của các đại biểu tham dự.

Thỏa thuận được coi là mang tínhbước ngoặt đầu tiên về khí hậu toàn cầu đã ràng buộc cả quốc gia giàu có lẫn nghèo khó phải cam kết khống chế khí thải gây ấm nóng toàn cầu cũng như đặt ra một mục tiêu dài hạn về việc phải xóa bỏ khí nhà kính do con người gây ra trong thế kỷ này.

Đàm phán tại COP 21 tại Paris năm nay hết sức phức tạp bởi sự tham gia của toàn thể cộng đồng quốc tế, một thỏa thuận cuối cùng đòi hỏi phải được sự nhất trí của 100% thành viên, trong khi đó, lập trường của các bên nhiều khi hết sức khác biệt, thậm chí đối kháng trên nhiều điểm, nhất là giữa các nhóm quốc gia dễ bị tổn thương nhất, với một số cường quốc công nghiệp, hay quốc gia xuất khẩu dầu mỏ, chưa kể đến lập trường đặc biệt của những nước đang trỗi dậy như Trung Quốc, Ấn Độ.

Bản dự thảo đề nghị thế giới hạn chế mức tăng nhiệt độ ở mức dưới 2OC và sẽ cố gắng giới hạn ở mức 1,5OC vào cuối thế kỷ XXI, để có thể giảm đáng kể các nguy cơ và các tác động của biến đổi khí hậu. Mục tiêu 1,5OC là yêu cầu của hơn 100 quốc gia, không chỉ gồm những nước bị tác hại nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, mà gồm cả Liên hiệp Châu Âu.

Trong khi đó, những nước như Ả rập Xê út, Nga và Ấn Độ, những quốc gia sản xuất dầu lớn nhất thế giới, không đồng ý thỏa thuận này. Mặc dù vậy, thỏa thuận tại Paris mở rộng hơn so với Nghị định thư Kyoto năm 1997, hạn chế phát thải khí nhà kính trong 37 quốc gia chủ yếu là châu Âu.

Khoảng 40.000 người, gồm 151 nguyên thủ quốc gia tham dự COP21. Tất cả đều khẳng định rằng họ là thế hệ cuối cùng có khả năng chống tình trạng Trái đất ấm lên. Dự kiến thỏa thuận Paris sẽ bắt đầu có hiệu lực vào năm 2020. Một trong những điểm mấu chốt của thỏa thuận là việc thiết lập cơ chế xét lại các cam kết giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của các nước, vẫn trên cơ sở tự nguyện.

Việc xét lại các cam kết này sẽ diễn ra mỗi 5 năm và mỗi nước sẽ trình bày cam kết cao hơn so với lần trước. Lần xét lại đầu tiên sẽ diễn ra vào năm 2025. Nhưng các tổ chức phi chính phủ cho rằng lịch trình này quá trễ để hy vọng hạn chế mức tăng nhiệt độ dưới 2OC.

Về tài chính, các nước phát triển cam kết viện trợ 100 tỷ USD cho các nước đang phát triển để thực hiện các chính sách về khí hậu. Một mức tài trợ mới sẽ được ấn định chậm nhất vào năm 2025. Nhưng các nước phát triển không còn muốn là những nước duy nhất đóng góp tài chính. Họ đòi các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, các nước sản xuất dầu tham gia tài trợ cho các nước đang phát triển.

Bản thỏa thuận 31 trang đã hàn gắn sự rạn nứt giữa các quốc gia công nghiệp và phát triển để hành động về biến đổi khí hậu được đặt ra gay gắt vào năm 2009, trong đó đưa ra các mục tiêu về giảm thiểu nhiên liệu hóa thạch. Nó sẽ gửi một tín hiệu rất chắc chắn rằng nhu cầu nhiên liệu hóa thạch sẽ được giảm. Ngành công nghiệp đã chuyển mình. Bạn đang nhìn thấy ngành công nghiệp than sẽ chấm dứt và tương tự là ngành khai thác dầu.

Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki Moon kêu gọi các quốc gia dự hội nghị COP21 hãy "hoàn tất công việc" bằng cách thông qua thỏa thuận nói trên. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon trước đó kêu gọi các nhà ngoại giao thế giới hãy "hoàn tất công việc này". "Chúng ta phải bảo vệ hành tinh đang duy trì sự tồn tại bền vững của chúng ta. Chúng ta cần sự tham gia của tất cả các nước", ông nói.

>COP 21 và câu chuyện "lobby khí hậu"

>Nhật: Hạ thổ khí thải gây hiệu ứng nhà kính

>G7 cam kết cắt giảm tới 70% khí thải toàn cầu vào năm 2050

>10 “ông lớn” thải nhiều khí nhà kính nhất thế giới

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
COP 21: "Lịch sử là ở đây"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO