Các quỹ đầu tư "tuyên chiến" với thuốc lá

THÁI DUY| 07/06/2017 06:32

Dẫu thuốc lá vẫn là một ngành sinh lợi, nhưng các quỹ đầu tư sẵn sàng buông bỏ nguồn lợi ấy và kêu gọi không đầu tư vào lĩnh vực này, theo Independent (Anh).

Các quỹ đầu tư

Dẫu thuốc lá vẫn là một ngành sinh lợi, nhưng các quỹ đầu tư sẵn sàng buông bỏ nguồn lợi ấy và kêu gọi không đầu tư vào lĩnh vực này, theo Independent (Anh). 

Đọc E-paper

Hôm 31/5 là ngày Thế giới không thuốc lá. Một nhóm thuộc các quỹ đầu tư chịu trách nhiệm số vốn 3,8 ngàn tỷ USD đã kêu gọi các nhà đầu tư không đổ tiền vào thuốc lá. Một tuyên bố chung của nhóm khẳng định: "Cộng đồng đầu tư chúng tôi đang trở nên ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của mình trong việc giúp chỉ ra những tác hại về xã hội và y tế của ngành thuốc lá”.

Trong nhóm trên, 4 công ty đầu tư lớn nhất là Axa, Calpers, Scor và AMP Capital đã nhượng lại các khoản đầu tư của họ vào các công ty thuốc lá. Lấy ví dụ Axa, quỹ đầu tư có quy mô lớn nhất nước Pháp, năm ngoái tuyên bố sẽ rút hoàn toàn khỏi ngành công nghiệp thuốc lá và bán 2 tỷ USD trong tài sản của mình.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong thống kê mới nhất cho biết thuốc lá giết chết hơn 7 triệu người mỗi năm, trong đó có khoảng 890.000 người chết vì hút thuốc thụ động. WHO mô tả thuốc lá là một đại dịch, và là một trong những mối đe dọa sức khỏe cộng đồng lớn nhất mà thế giới từng đối mặt.

Nhưng bất chấp các nước chủ động đánh thuế cao, ngành thuốc lá vẫn sống khỏe và thu hút đầu tư. Chính vì thế, các quỹ đầu tư hiện nay khẳng định họ có trách nhiệm trong việc kêu gọi các doanh nghiệp không bỏ tiền vào các công ty sản xuất thuốc lá.

Phó tổng giám đốc Thomas Buberl của Axa nói: "Chúng tôi tin tưởng mạnh mẽ vào vai trò tích cực mà chúng tôi có thể đóng góp cho xã hội, và các công ty bảo hiểm là một phần trong đó, để bảo vệ và ngăn chặn nguy cơ sức khỏe cho khách hàng. Do đó, chúng tôi không thể tiếp tục đầu tư vào ngành công nghiệp thuốc lá”.

Một khảo sát do Ủy ban châu Âu công bố mới đây cho thấy số người hút thuốc thường xuyên trong Liên minh châu Âu (EU) không hề suy giảm kể từ năm 2014. Điều đáng lo là dù nhận thức cao, nhưng thanh thiếu niên từ 15 tới 24 tuổi vẫn là đối tượng hút thuốc hằng ngày đáng kể và có dấu hiệu tăng.

Ông Vytenis Andriukaitis - uỷ viên về an toàn sức khỏe và thực phẩm của EU cho biết: "Việc tăng tỷ lệ hút thuốc ở thanh thiếu niên thể hiện tình trạng khẩn cấp đối với các quốc gia thành viên trong việc thực thi các quy định của Hướng dẫn sản xuất thuốc lá nhằm cấm lưu hành các sản phẩm thuốc lá hấp dẫn nhằm dụ dỗ thanh thiếu niên".

Trong thống kê trên, WHO cũng cho thấy Trung Quốc tiếp tục là nước tiêu thụ thuốc lá nhiều nhất thế giới với 4.124 điếu, tức trung bình mỗi người hút 11 tới 12 điếu/ngày. Xếp sau đó là Belarus với 3.831 điếu/năm, Li Băng xếp thứ ba (3.023 điếu/năm), tiếp đến là Macedonia (2.732) và Nga (2.690). Thêm vào đó, số lượng phụ nữ hút thuốc mỗi năm cũng tăng lên một cách đáng lo ngại.

WHO ước tính tới năm 2030, thuốc lá có thể dẫn tới cái chết của 2,5 triệu phụ nữ, so với 1,5 triệunhư hiện nay. Cũng theo WHO, hơn 5 triệu người chết mỗi năm do tác hại của hút thuốc lá, trong đó phụ nữ chiếm 1,5 triệu người. Có tới 75% số phụ nữ hút thuốc sinh sống tại các quốc gia thu nhập thấp hoặc trung bình.

>>Nhiều tập đoàn thuốc lá tại Anh khởi kiện Chính phủ

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Các quỹ đầu tư "tuyên chiến" với thuốc lá
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO