Bốn thách thức của Ukraine

VIẾT ĐỈNH tổng hợp/DNSGCT| 06/03/2014 04:17

Chính quyền mới của Ukraine sẽ phải đối mặt với bốn thách thức.

Bốn thách thức của Ukraine

Sau biến cố phe đối lập truất phế Tổng thống Yanukovych, chính quyền mới của Ukraine sẽ phải đối diện với bốn thách thức lớn.

Đọc E-paper

1. Nguy cơ bị chia cắt

Do có truyền thống bị tranh giành trong suốt chiều dài lịch sử hàng trăm năm giữa các đế chế Áo-Hung, nước lân bang Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và cả Nga, tình hình hiện nay khiến nhiều nhà phân tích lo ngại Ukraina sẽ bị chia cắt thành hai phần.

(Từ trái qua) Tổng thống tạm quyền Oleksandr Turchinov, Bộ trưởng quốc phòng Igor Tenyukh và Thủ tướng Ukraina Arseny Yatseniuk tổ chức họp báo ở Kiev ngày 1/3

Ở miền Tây, nơi người dân nói tiếng Ukraina và theo đạo Thiên Chúa là một Ukraina hướng về người láng giềng Ba Lan và các nước Tây Âu. Tại miền Đông, nói tiếng Nga – nơi ngành công nghiệp khai khoáng và luyện kim sống được là nhờ đơn đặt hàng của người láng giềng khổng lồ phương Bắc – là một Ukraina ngả theo Nga, theo đạo Ki-tô mặc dù bị chia rẽ giữa địa hạt giáo trưởng Moscow và Kiev.

Ngoài ra còn có thêm phần thứ ba là bán đảo Crimea, với dân chúng đa số là người Nga có hai quốc tịch Nga và Ukraina. Bán đảo này đã được Nikita Khrushchev, cũng là người Ukraina, “tặng” cho Ukraina vào năm 1954. Tại đây có căn cứ hải quân Sebastopol mà Ukraina cho Nga thuê theo hợp đồng đến năm 2042.

Sau khi Quốc hội Ukraina phê chuẩn chính phủ mới, đã có các cuộc đụng độ giữa những người chống và ủng hộ Nga nổ ra tại vùng tự trị Crimea. Đêm 27/2, các tay súng không rõ danh tính chiếm tòa nhà Quốc hội và tòa nhà nội các, kéo cờ Nga lên cả hai nơi này. Tiếp theo là việc thủ tướng của Crimea đã đề nghị Tổng thống Putin của Nga giúp đỡ để tái lập bình yên tại đây.

Tất nhiên Nga không từ chối đề nghị này và mới đây Thượng viện Nga đã chấp thuận cho chính phủ can thiệp quân sự vào Ukraina. Điều này dấy lên tình trạng lo ngại về việc bán đảo Crimea có khả năng tách ra khỏi Ukraina nếu các bên liên quan không kiềm chế.

2. Thiếu nhân vật lãnh đạo

Cựu thủ tướng Yulia Timoshenko, vừa được khoảng 100.000 người hoan nghênh tại quảng trường Độc lập, nhưng bà lại không chỉ để lại những hồi ức tốt, mà còn từng bị cáo buộc vượt quyền và bị người đối lập chính trị đưa vào vòng lao lý. Sau hơn hai năm ngồi tù, nay đã được trả tự do và không loại trừ khả năng bà sẽ ra tranh cử tổng thống trong cuộc bỏ phiếu dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 25/5 tới.

Lãnh đạo đối lập Ukraina Oleg Tjagnibok (ngoài cùng bên trái)- Chủ tịch đảng đối lập Ukraina Udar, cựu vô địch quyền Anh hạng nặng WBC Vitali Klitschko (thứ hai từ bên trái) trong cuộc hội đàm với trưởng ban chính sách đối ngoại EU Catherine Ashton tại Kiev, ngày 24/2/2014

Phong trào phản kháng còn sản sinh ra một số nhà lãnh đạo khác. Arseni Yatsenyuk, 39 tuổi, từng là phó thủ tướng thời Yulia Timoshenko, trở thành người lãnh đạo đảng Batkivshchyna sau khi bà Timoshenko bị bắt. Là cựu bộ trưởng kinh tế và ngoại giao, nhà kỹ trị kín tiếng này đã tạo được cho mình vị thế của một nhà lãnh đạo trong ba tháng diễn ra biểu tình.

Ông lập ra một bộ ba khá hữu hiệu với cựu vô địch quyền Anh thế giới Vitali Klitschko, 42 tuổi, thủ lĩnh đảng Oudar, một người có tham vọng chính trị đã từng tuyên bố sẽ ra ứng cử tổng thống và Oleh Tyahnybok, 45 tuổi, người lãnh đạo đảng Svoboda được cho là cực hữu và bài Do Thái.

3. Tình hình kinh tế bi đát

Nhiệm vụ đầu tiên của chính phủ mới sẽ là tấn công vào tình hình kinh tế đang trong tình trạng thảm họa. Kho bạc nhà nước trống rỗng.

Ukraina sẽ phải trả khoảng 13 tỉ USD cho các chủ nợ từ nay đến cuối năm và từ đây đến năm 2016 sẽ cần đến 35 tỉ USD (tương đương 20% GDP) để đưa nền kinh tế ra khỏi nguy cơ đổ vỡ, trong khi kho bạc hiện đã cạn kiệt.

Diện tích gấp đôi nước ta (603.700km²), dân số chỉ bằng một nửa (46 triệu người) với thu nhập bình quân đầu người gấp hai lần (7.250 USD), Ukraina là một quốc gia giàu tài nguyên và trình độ dân trí cao.

Ukraina hiện có 24 tỉnh, một nước cộng hòa tự trị là Crimea. Về cơ cấu dân số thì 77,8% là người Ukraina, 17,3% là người Nga, 67% người dân ở đô thị.

Cựu tổng thống Yanukovych nhờ đi theo Moscow nên được Điện Kremlin hồi tháng 12/2013 hứa hẹn cho vay 15 tỉ USD. Đợt đầu 3 tỉ đã được thực hiện nhưng nay việc cho vay đã bị ngừng lại sau khi ông Yanukovych bị lật đổ.

Bộ trưởng Tài chính các nước nhóm G20 họp tại Sydney mới đây cho biết họ sẵn sàng giúp đỡ Ukraina, nhưng không nói đến bất kỳ khoản tiền nào. Trong khi đó bà Christine Lagarde, Tổng giám đốc IMF tuyên bố thể chế của bà sẵn sàng đến cứu Kiev như từng làm trước đây, với điều kiện cải cách phải được thực hiện.

Hiện vẫn đang còn có những ngờ vực về việc ai sẽ đứng ra cung cấp những khoản hỗ trợ kinh tế mà Ukraina cần có để tránh bị vỡ nợ đối với các khoản vay nước ngoài. Sau khi tình hình chính trị thay đổi, đã có những dấu hiệu cho thấy châu Âu, Hoa Kỳ và Quỹ Tiền tệ Quốc tế sẵn lòng hỗ trợ kinh tế, nhưng đó chỉ là trên lý thuyết.

Ủy viên châu Âu phụ trách các vấn đề kinh tế, ông Olli Rehn, nói rằng khoản viện trợ đáng kể sẽ được đưa ra bàn thảo.

Ukraina hiện đang có một chương trình vay 15 tỉ USD từ Nga, và đã nhận được khoản vay đầu tiên trong thỏa thuận này, trị giá một phần năm tổng khoản vay. Nhưng các khoản giải ngân tiếp theo từ Nga có vẻ sẽ khó xảy ra nếu như Ukraina có một chính phủ mới hướng theo EU.

4. Thái độ hung hăng của Nga

Việc Viktor Yanukovych sụp đổ là một thất bại chính trị đối với tổng thống Nga Putin. Một mặt ông có thể sợ chính quyền mới ở Kiev sẽ quay sang với Liên minh châu Âu như người biểu tình đòi hỏi, mặt khác lo ngại một chế độ thân phương Tây sẽ được thành lập ở nhà nước Slave lớn thứ hai sau Nga.

Đã có những vụ biểu tình phản đối chính phủ lâm thời Ukraina. Ở thành phố Sevastopol và Crimea vào cuối tuần qua, hàng ngàn người đã xuống đường mang theo tranh cổ động kêu gọi “nước mẹ Nga” ra tay. Nga cũng đã điều quân sang và gây nên tình thế cực kỳ căng thẳng trên chính trường thế giới.

Hiện tại, người dân Ukraina đang chờ xem những động thái tiếp theo của hai nhân vật, ông Viktor Yanukovych và ông Vladimir Putin. Ông Yanukovych tuyên bố mình vẫn là tổng thống của đất nước, dù không rõ ông sẽ thực hiện quyền đó như thế nào.

Bối cảnh Ukraine trước khi xảy ra chính biến

Sau Thế chiến thứ nhất, Ukraine này trở thành Cộng hòa XHCH Ukraina thuộc Liên Xô, sau Thế chiến thứ hai là nước giàu thứ hai với nền công nghiệp tiên tiến và ngành nông nghiệp được xem như vựa lúa của liên bang.

Khi Liên Xô tan rã, Ukraina tuyên bố độc lập vào tháng 8/1991, sau đó nền kinh tế gánh chịu một cuộc khủng hoảng mất 10 năm, mãi cho đến năm 2000 mới ổn định và tăng trưởng khả quan 7%/năm. Nhưng tám năm sau do hiệu ứng khủng hoảng toàn cầu, kinh tế Ukraina lại suy giảm với tỷ lệ thất nghiệp hơn 8%.

Qua năm 2010, kinh tế đang có chiều hướng phục hồi với đà tăng trưởng 4% thì khủng hoảng chính trị xuất hiện và Ukraina không thể cải cách cơ chế kinh tế nên đối mặt với nguy cơ vỡ nợ vào cuối năm 2013.

Chính nguy cơ đó dẫn đến tình trạng biến động ở nước này từ ngày 21/11/2013 cho tới ngày tổng thống Yanukovych bị Quốc hội bãi nhiệm, sau các cuộc đàn áp biểu tình khiến hơn 90 người thiệt mạng.

Từ những năm đầu độc lập, mỗi khi Ukraina gặp khó khăn về kinh tế, như trong các năm 1998, 2008, 2010 hay 2013, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đều đưa ra dự án hỗ trợ tài chính với điều kiện nước này phải cải cách cơ chế kinh tế. Nhưng các dự án đều bị gián đoạn hoặc ngưng trệ vì các chính quyền nối tiếp đều không tuân thủ điều kiện của IMF.

Với giới lãnh đạo Ukraina, IMF đòi hỏi họ "làm một cuộc giải phẫu đau đớn mà không có thuốc gây mê", trong khi đó nước Nga của ông Putin lại viện trợ cho họ như người cung cấp thuốc phiện.

Sau Thế chiến thứ nhất, nước này trở thành Cộng hòa XHCH Ukraina thuộc Liên Xô, sau Thế chiến thứ hai là nước giàu thứ hai với nền công nghiệp tiên tiến và ngành nông nghiệp được xem như vựa lúa của liên bang. Khi Liên Xô tan rã, Ukraina tuyên bố độc lập vào tháng 8-1991, sau đó nền kinh tế gánh chịu một cuộc khủng hoảng mất 10 năm, mãi cho đến năm 2000 mới ổn định và tăng trưởng khả quan 7%/năm. Nhưng tám năm sau do hiệu ứng khủng hoảng toàn cầu, kinh tế Ukraina lại suy giảm với tỷ lệ thất nghiệp hơn 8%. Qua năm 2010, kinh tế đang có chiều hướng phục hồi với đà tăng trưởng 4% thì khủng hoảng chính trị xuất hiện và Ukraina không thể cải cách cơ chế kinh tế nên đối mặt với nguy cơ vỡ nợ vào cuối năm 2013. Chính nguy cơ đó dẫn đến tình trạng biến động ở nước này từ ngày 21-11-2013 cho tới ngày tổng thống Yanukovych bị Quốc hội bãi nhiệm, sau các cuộc đàn áp biểu tình khiến hơn 90 người thiệt mạng.

Ukraina hiện có 24 tỉnh, một nước cộng hòa tự trị là Crimea. Về cơ cấu dân số thì 77,8% là người Ukraina, 17,3% là người Nga, 67% người dân ở đô thị.

Từ những năm đầu độc lập, mỗi khi Ukraina gặp khó khăn về kinh tế, như trong các năm 1998, 2008, 2010 hay 2013, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đều đưa ra dự án hỗ trợ tài chính với điều kiện nước này phải cải cách cơ chế kinh tế. Nhưng các dự án đều bị gián đoạn hoặc ngưng trệ vì các chính quyền nối tiếp đều không tuân thủ điều kiện của IMF. Với lãnh đạo Ukraina, IMF đòi hỏi họ làm một cuộc giải phẫu đau đớn mà không có thuốc gây mê, trong khi đó nước Nga của ông Putin lại viện trợ cho họ như người cung cấp thuốc phiện.

- See more at: http://www.lichlam.vn/?p=70258#sthash.tDRmDMv1.dpu

Sau Thế chiến thứ nhất, nước này trở thành Cộng hòa XHCH Ukraina thuộc Liên Xô, sau Thế chiến thứ hai là nước giàu thứ hai với nền công nghiệp tiên tiến và ngành nông nghiệp được xem như vựa lúa của liên bang. Khi Liên Xô tan rã, Ukraina tuyên bố độc lập vào tháng 8-1991, sau đó nền kinh tế gánh chịu một cuộc khủng hoảng mất 10 năm, mãi cho đến năm 2000 mới ổn định và tăng trưởng khả quan 7%/năm. Nhưng tám năm sau do hiệu ứng khủng hoảng toàn cầu, kinh tế Ukraina lại suy giảm với tỷ lệ thất nghiệp hơn 8%. Qua năm 2010, kinh tế đang có chiều hướng phục hồi với đà tăng trưởng 4% thì khủng hoảng chính trị xuất hiện và Ukraina không thể cải cách cơ chế kinh tế nên đối mặt với nguy cơ vỡ nợ vào cuối năm 2013. Chính nguy cơ đó dẫn đến tình trạng biến động ở nước này từ ngày 21-11-2013 cho tới ngày tổng thống Yanukovych bị Quốc hội bãi nhiệm, sau các cuộc đàn áp biểu tình khiến hơn 90 người thiệt mạng.

Ukraina hiện có 24 tỉnh, một nước cộng hòa tự trị là Crimea. Về cơ cấu dân số thì 77,8% là người Ukraina, 17,3% là người Nga, 67% người dân ở đô thị.

Từ những năm đầu độc lập, mỗi khi Ukraina gặp khó khăn về kinh tế, như trong các năm 1998, 2008, 2010 hay 2013, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đều đưa ra dự án hỗ trợ tài chính với điều kiện nước này phải cải cách cơ chế kinh tế. Nhưng các dự án đều bị gián đoạn hoặc ngưng trệ vì các chính quyền nối tiếp đều không tuân thủ điều kiện của IMF. Với lãnh đạo Ukraina, IMF đòi hỏi họ làm một cuộc giải phẫu đau đớn mà không có thuốc gây mê, trong khi đó nước Nga của ông Putin lại viện trợ cho họ như người cung cấp thuốc phiện.

- See more at: http://www.lichlam.vn/?p=70258#sthash.tDRmDMv1.dpuf


(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Bốn thách thức của Ukraine
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO