10 rủi ro đe doạ kinh tế Trung Quốc

30/08/2013 04:10

Lạm phát, thất nghiệp, tham nhũng, ô nhiễm môi trường đến những xung đột lợi ích với các cường quốc lớn đều ẩn chứa hàng loạt rủi ro đối với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

10 rủi ro đe doạ kinh tế Trung Quốc

Lạm phát, thất nghiệp, tham nhũng, ô nhiễm môi trường đến những xung đột lợi ích với các cường quốc lớn đều ẩn chứa hàng loạt rủi ro đối với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

>>Kinh tế Trung Quốc sẽ có cú sụp đổ kinh hoàng?
>>
Kinh tế Trung Quốc ám ảnh về 'thập kỷ mất mát'
>>
Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc “gây sốc”
>>
Điều gì xảy ra khi kinh tế Trung Quốc suy giảm?
>>
Kinh tế Trung Quốc bi quan tới mức nào?

Thế giới đã chứng kiến 3 thập niên liên tiếp Trung Quốc trỗi dậy trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Tuy nhiên hệ quả của một nền kinh tế quá lớn và tăng trưởng quá nhanh là những rạn nứt không thể tránh khỏi.

Một trận đụng độ nhỏ có thể dẫn tới chiến tranh, xung đột hay việc đưa ra một chính sách bảo hộ có thể tạo ra cơn sóng gió cho kinh tế toàn cầu.

Chúng ta có thể thấy ít nhất 10 mối hiểm họa nhãn tiền mà kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt:

1. Ngưng trệ xuất khẩu đất hiếm

Trung Quốc chiếm tới 97% hoạt động sản xuất đất hiếm trên toàn cầu và quốc gia này cũng được cho là có 87% tổng lượng đất hiếm trên toàn thế giới. Tuy nhiên, gần đây, trong nỗ lực ngăn chặn ô nhiễm và bảo vệ tài nguyên, Trung Quốc bắt đầu cho thấy sự sụt giảm trong xuất khẩu tài nguyên mỏ.

Các nhà phân tích cho rằng sở dĩ Trung Quốc đi nước cờ này nhằm thu hút các nhà máy sản xuất tại lãnh thổ quốc gia này, do quy định này chỉ bao gồm các khoáng sản có chứa đất hiếm chứ không phải các sản phẩm chứa chất đất hiếm.

Nếu Trung Quốc dừng việc xuất khẩu đất hiếm, điều đó có thể gây ảnh hưởng lên nhiều công ty trên toàn cầu do đất hiếm được sử dụng trong hầu hết thiết bị, từ quạt gió cho tới những chiếc di động cầm tay.

2. Lạm phát tăng cao

Trung Quốc đã đặt mục tiêu tăng trưởng lạm phát duy trì 3-5% và những nhà lập pháp luôn quan sát lạm phát rất sát sao. Nhưng chỉ số giá tiêu dùng lại tiếp tục gia tăng.

Trong bối cảnh này, Bắc Kinh không muốn chứng kiến CPI tăng cao do một số lí do. Đầu tiên, việc chỉ số giá tiêu dùng tăng lên nhưng lương không tăng sẽ dẫn tới bất ổn trong nước và Bắc Kinh sẽ làm tất cả để tránh khỏi tai hoạ này. Khác với những nước phát triển, giá thực phẩm chiếm phần lớn trong rổ hàng hoá lạm phát tại quốc gia này.

Thứ hai, tăng trưởng kinh tế chậm lại, và giá tiêu dùng tăng lên sẽ hạn chế khả năng của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc nới lỏng chính sách tiền tệ và củng cố tăng trưởng.

3. Ô nhiễm có thể vượt mức kiểm soát

Chúng ta vừa chứng kiến sự ô nhiễm không khí tại một thành phố ở Trung Quốc. Bắc Kinh thừa nhận rằng ô nhiễm đã tạo ra những làng ung thư.

Ô nhiễm, bệnh tật, chết chóc và sự giảm năng suất lao động tiêu tốn Trung Quốc hơn 100 tỷ USD hàng năm. Nước này đang phải chi ra một ngân sách hàng trăm tỷ USD nhằm giảm ô nhiễm và thực thi mức án tử hình với những đối tượng chống đối cứng đầu.

Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, chi phí y tế từ ô nhiễm đang bị nói giảm đi và điều này có thể là nguyên nhân khiến những nhà đầu tư nước ngoài tháo chạy khỏi Trung Quốc.

4. Chiến tranh với Nhật Bản

Năm 2012 là một năm chứng kiến sự xuống cấp trong quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Nhật Bản do những mâu thuẫn nóng lên xung quanh vấn đề chủ quyền đảo Điếu Ngư/Senkaku.

Trong khi 2 quốc gia này đang cố gắng để tránh bùng nổ chiến tranh thì một vài ý kiến lại cho rằng điều này có thể xảy ra.

Theo quan điểm của Giáo sư Hugh White thuộc Đại học Quốc gia Australia, Trung – Nhật vẫn có thể xảy ra chiến sự xuất phát từ mâu thuẫn này. Ngoài ra, việc Mỹ đang chuyển trục sang châu Á cũng được cho sẽ khiến căng thẳng thêm quan hệ Trung – Mỹ.

5. Tham nhũng

Các nhà lập pháp Trung Quốc đang hoạt động hết sức tích cực để tỏ rõ cho nhân dân thấy được quyết tâm của Chính phủ trong giải quyết vấn nạn tham nhũng thông qua bãi bỏ nạn quà cáp và cố gắng xử lý dứt điểm vụ Bạc Hi Lai làm gương điển hình.

Nguyên chủ tịch Hồ Cầm Đào từng nêu lên lời cảnh báo trong một diễn văn nổi tiếng của ông rằng “Nếu chúng ta không thể giải quyết được vấn nạn tham nhũng tốt, nó có thể khiến Đảng sụp đổ và kéo cả đất nước đi xuống”.

6. Thất nghiệp

Vào cuối tháng 6, Trung Quốc chính thức thông báo mức thất nghiệp là 4,1%. Thế nhưng, con số này không gây nhiều chú ý do chỉ tính toán người lao động có hộ khẩu thành thị mà bỏ qua đối tượng dân nhập cư hay những người lao động ở nông thôn, nơi có con số thất nghiệp đang ở mức cao hơn.

Trong năm khủng hoảng tài chính 2008, Trung Quốc đã giải ngân gói kích thích trị giá 4.000 tỷ Nhân dân tệ nhằm cứu trợ người thất nghiệp.

Các nhà lập pháp Trung Quốc đang lo lắng về vấn đề thất nghiệp hơn cả việc tăng trưởng kinh tế xuống dốc. Những báo cáo gần đây cho thấy có một bộ phận lớn dân chúng sẵn sàng cho tình trạng không có việc làm thay vì làm nông.

7. Tấn công mạng vào Mỹ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến việc làm và vị thế quân sự

Chính quyền Trung Quốc đã bị cáo buộc bí mật theo dõi các công ty của Mỹ. Hãng an ninh mạng Mandiant đã theo dõi được nhiều vụ tấn công nhắm vào toà nhà thuộc đội ngũ an ninh mạng của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (People's Liberation Army - PLA).

Cây bút Mark Anderson đã vẽ nên một bức tranh đáng sợ trên thời báo Financial Times: “Trong kỷ nguyên hậu thông tin, kinh tế toàn cầu được điều khiển bởi công nghệ, và IP là một nguồn tài nguyên quan trọng nhất…Những quốc gia trong nền kinh tế thông tin mới ngày này có hai nhiệm vụ: đó là ăn cắp những ngân hàng thông tin của nước khác và bảo vệ tài sản thông tin nước mình. Một chiến dịch bảo vệ hay ăn cắp IP thành công có nghĩa là một sự dịch chuyển về sức mạnh quân sự”.

8. Giao thương Trung-Mỹ có thể sụp đổ

Trung Quốc là điểm đến của nhiều hàng hoá xuất khẩu từ Mỹ, với sản lượng xuất khẩu tới Trung Quốc tăng trưởng 294% trong giai đoạn 2003-2012. Con số này gần gấp 3 so với sản lượng xuất khẩu từ Mỹ tới các nước còn lại trên thế giới trong cùng một khoảng thời gian.

Điều này có thể là thảm hoạ cho những bang của Mỹ như California, nơi mà xuất khẩu sang Trung Quốc luôn nằm trong Top 3.

Tổng thống Mỹ tuyên bố rằng, ông muốn gấp đôi sản lượng xuất khẩu của Mỹ. Nhưng với rất nhiều ý kiến từ Mỹ cho rằng Trung Quốc đang kiểm soát chính sách tiền tệ một cách thiếu công bằng, và cả hai nước đang gặp mâu thuẫn trong mậu dịch thương mại, thì một sự sụp đổ trong giao thương giữa hai nước có thể là một thảm hoạ lớn.

9. Sự phụ thuộc của Mỹ vào Trung Quốc có thể phản tác dụng

Mỹ đang phụ thuộc vào một công ty Trung Quốc cung cấp một loại hoá chất trong xăng dùng để hoạt động tên lửa Hellfire. Ngoài ra, theo Politico, Washington còn phụ thuộc vào Bắc Kinh về một loại hoá chất trong đất hiếm gọi là Lanthanum cho những thiết bị kính hồng ngoại.

Việc Mỹ lệ thuộc nặng nề những nguồn nguyên liệu thô của Trung Quốc trong việc sản xuất pháo và nhiều thiết bị quân sự khác có thể phản tác dụng nếu mối quan hệ Trung-Mỹ trở nên căng thẳng.

10. Kinh tế Trung Quốc có thể phải hạ cánh cứng

Tăng trưởng GDP của Trung Quốc đã suy giảm xuống mức 7,5%. Suy giảm là sự thật. Và nhiều quan ngại về bong bóng tín dụng và tài sản có thể dẫn tới khủng hoảng.

Điều này có thể là một thảm hoạ cho Trung Quốc và cho những đối tác phụ thuộc vào xuất khẩu Trung Quốc như Đài Loan, Australia, Hàn Quốc, Malaysia. Đồng thời cũng gây ảnh hưởng xấu cho Mỹ, khiến những công ty Mỹ có lợi nhuận thấp hơn, nhất là những công ty hoạt động trên thị trường Trung Quốc.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
10 rủi ro đe doạ kinh tế Trung Quốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO