Cuộc cách mạng kỹ thuật số làm thay đổi sâu rộng các thị trường lao động: sự giàu có mà không có người lao động.
Theo The Economist, những phát minh vĩ đại của thế kỷ XIX, từ điện đến động cơ đốt trong, đã thay đổi cơ bản phương thức sản xuất của con người.
Các cuộc cách mạng kỹ thuật số với sức mạnh máy tính, kết nối và dữ liệu cũng đang tạo ra một cuộc cách mạng mới trong sản xuất và phân chia lại lao động thế giới trên một quy mô chưa từng thấy. Ở đó, sự giàu có đang được tạo ra mà không cần nhiều người lao động.
Cho đến nay, biến động về lao động được cảm nhận rõ nét nhất đối với nhóm lao động có trình độ thấp và trung bình ở các nước giàu. Trong một nửa các nước thành viên OECD, tiền lương thực tế trung bình đã đứng từ năm 2000.
Trong những năm tới, xu hướng này sẽ lan rộng hơn vì ba lý do. Đầu tiên, sự nổi lên của máy thông minh cho phép tạo ra dư thừa lao động trong những lĩnh vực lao động giản đơn, kế toán, thậm chí là cả bác sĩ.
Thứ hai, lợi nhuận của nhiều công ty trong thời đại kỹ thuật số được tạo ra mà không cần nhiều lao động.
Chẳng hạn, Oculus VR, nhà sản xuất tai nghe thực tế ảo với 75 nhân viên, đã được Facebook mua lại hồi đầu năm nay với giá 2 tỷ USD. Chưa đầy 50.000 người lao động, những công ty công nghệ như Google và Facebook, lại trở thành những công ty công nghệ lớn nhất thế giới.
Thứ ba, những thay đổi hiện nay là điều hiển nhiên trong nền kinh tế mới nổi. Foxconn, biểu tượng của nền kinh tế sản xuất của Trung Quốc, sử dụng 1,5 triệu lao động để lắp ráp thiết bị điện tử các hãng công nghệ phương Tây.
Bây giờ, khi chi phí lao động tăng, Foxconn dự kiến sẽ thay thế bằng 1 triệu robot. Tương lai của kinh tế Trung Quốc không phải là những công xưởng như Foxconn, mà là những doanh nghiệp như sàn thương mại điện tử Alibaba.
Alibaba, mới ra mắt ngoạn mục trên thị trường chứng khoán New York với giá trị niêm yết lên tới 25 tỷ USD, chỉ sử dụng 20.000 lao động.
Alibaba trở thành biểu tượng mới của nền kinh tế Trung Quốc |
Việc chuyển đổi kỹ thuật số dường như thay đổi con đường truyền thống của các nước nghèo trong nỗ lực bắt kịp tốc độ tăng trưởng. Nếu Ấn Độ đi theo con đường phát triển của Trung Quốc sẽ cần các kỹ sư và nhà quản lý có kỹ năng để xây dựng nhà máy có hàng triệu công nhân sản xuất.
Tuy nhiên, nhờ thay đổi công nghệ, nước này đang phát triển ngành kinh tế mũi nhọn là dịch vụ công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin cũng đã làm thay đổi cuộc sống của hàng tỷ người trên thế giới, cung cấp những cách thức mới để kiếm sống.
Uber, công ty đang làm gián đoạn việc kinh doanh taxi, cho phép hàng chục ngàn người sở hữu xe ô tô tham gia dịch vụ taxi bất cứ khi nào.
Tuy nhiên, khoảng cách ngày càng tăng giữa một lao động ưu tú và lao động thông thường ngày càng đáng lo ngại. Trước tỷ lệ thất nghiệp cao, làn sóng bài ngoại và chủ nghĩa bảo hộ nổi lên mạnh mẽ ở các nước giàu.
Điều tốt nhất chính phủ có thể làm để giải quyết tình trạng này là nâng cao năng suất của người lao động chưa có tay nghề. Điều đó có nghĩa là cần khuyến khích nhà tuyển dụng và tạo cho họ cơ chế sa thải những lao động yếu kém.
Bên cạnh đó là nỗ lực cải tạo giáo dục, trong tương lai, giáo dục không nên chỉ dành cho giới trẻ, mà người lớn cũng sẽ cần phải học tập suốt đời để theo kịp với thay đổi công nghệ.
Với tất cả vấn đề trên, cuộc cách mạng kỹ thuật số đòi hỏi sự phản ứng mau lẹ hơn rất nhiều so với cuộc cách mạng công nghiệp cách đây hơn 100 năm.
>Gần 50% người lao động Hy Lạp tìm việc ở nước ngoài
>Mỹ: xu hướng hồi hương của lao động nhập cư