Olympic Rio 2016: Liệu có an toàn và thành công?

THÁI VY| 26/07/2016 05:28

Chỉ còn hơn một tuần nữa Thế vận hội 2016 tại Rio de Janeiro, Brazil sẽ khai mạc, nhưng đến lúc này, có vẻ như nước chủ nhà vẫn chưa chuẩn bị sẵn sàng cho không chỉ các vấn đề bảo đảm an ninh.

Olympic Rio 2016: Liệu có an toàn và thành công?

Chỉ còn hơn một tuần nữa Thế vận hội 2016 tại Rio de Janeiro, Brazil sẽ khai mạc, nhưng đến lúc này, có vẻ như nước chủ nhà vẫn chưa chuẩn bị sẵn sàng cho không chỉ các vấn đề bảo đảm an ninh.

Đọc E-paper

Trước khi Olympic diễn ra, Brazil vẫn ở trong vòng xoáy khủng hoảng mọi mặt: kinh tế gặp cú sốc lớn vì giá dầu giảm mạnh, dẫn tới công ty năng lượng nhà nước Petrobras lỗ nặng, vắt kiệt ngân khố và chính phủ liên bang phải tuyên bố thảm họa tài chính trong tháng 6, trong khi đó, chính trường náo loạn với việc Tổng thống Dilma Rousseff bị luận tội và đình chỉ chức vụ hồi tháng 5.

Người Brazil vốn được tiếng là yêu bóng đá, nhưng chưa chắc họ thích các môn thể thao khác, đặc biệt là tại kỳ Olympic này. AP ngày 21/7 dẫn một thống kê mới nhất cho thấy, có tới 2/3 người Brazil nghĩ rằng Olympic chẳng mang lại lợi lộc gì về kinh tế, du lịch, dịch vụ, mà chỉ làm hại đất nước của họ.

Các quan chức đã ngăn chặn nhiều cuộc biểu tình về việc chậm trả lương và điều kiện làm việc nghèo nàn, thậm chí cả đồn cảnh sát cũng chẳng có giấy vệ sinh. Theo AP, hôm 19/7, một cuộc biểu tình của giáo viên bên ngoài trại tập trung của đội tuyển Brazil đã diễn ra, với những tấm biểu ngữ kiểu như "Tiền chỉ rót cho Olympic. Chẳng có xu nào cho giáo dục phổ thông cả”.

Nguy hiểm rình rập

Ngày 21/7, Bộ Tư pháp Brazil cho biết cảnh sát nước này đã bắt giữ 10 người tình nghi lên kế hoạch tấn công nhằm vào Olympic Rio. Bộ trưởng Tư pháp Brazil, ông Alexandre de Moraes, không ngần ngại khi nói rằng nhóm nghi phạm này đã được "cổ vũ” bằng tư duy khủng bố của Nhà nước Hồi giáo (IS), một trong những thành phần Hồi giáo cực đoan nguy hiểm nhất thế giới hiện nay.

Cả 10 người bị bắt vừa qua đều là người Brazil. Tuy nhiên, đài CNN dẫn lời ông Moraes nói rằng đây không phải là những kẻ khủng bố có tổ chức. Qua các cuộc kiểm tra ban đầu, nhóm này chỉ là dạng nghiệp dư, thậm chí còn đăng đàn mua súng trên mạng, việc mà chẳng tổ chức khủng bố nào dám làm. Mặc dù vậy, việc này phần nào phản ánh tình trạng bất ổn cho ngày hội thể thao lớn nhất thế giới sắp diễn ra.

Tổ chức IS có hang ổ tại Iraq và Syria đã cho thấy họ có thể "vươn vòi" đến bất cứ đâu trên thế giới, thông qua tuyên truyền tư tưởng cực đoan trên internet. Trong hơn nửa năm qua, thế giới đã chứng kiến nhiều cuộc thảm sát tại Paris (Pháp), Brussels (Bỉ), Orlando (Mỹ), Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), và mới đây nhất là vụ khủng bố bằng xe tải ở thành phố Nice (Pháp) làm 84 người chết và hơn 150 người bị thương.

Trong các vụ này, những kẻ khủng bố đều có biểu hiện "thề nguyện trung thành với IS". Và bất kể đó có thực sự là kế hoạch của IS hay không (hoặc tổ chức này chỉ nhận bừa để thị uy), thì kiểu tấn công liều chết theo kiểu "sói đơn độc" cũng tiềm ẩn mối đe dọa cho bất kỳ nơi nào.

Bên cạnh đó, vấn đề an ninh mạng cũng đáng lo ngại. Rio 2016 sẽ có một lượng lớn du khách tới Brazil, và đó cũng là lúc những tin tặc bắt đầu hành động. CNBC ngày 21/7 dẫn lời cảnh báo của các chuyên gia từ Symantec đánh giá Brazil là nước xếp thứ 8 thế giới về mức độ bao phủ của những dạng thiết bị trợ giúp cho tội phạm mạng.

"Chúng tôi e rằng các cuộc tấn công sẽ tăng lên trong quá trình thi đấu. Nhiều khả năng chúng sẽ lừa đảo khách du lịch và tất cả sẽ nhắm vào tiền bạc",  theo Michal Salat - người điều hành bộ phận thăm dò các mối đe dọa của Công ty cung cấp dịch vụ an ninh mạng Avast.

Dùng lính kiểng

Với điều kiện tài chính khó khăn, kế hoạch chi 860 triệu USD cho khâu an ninh tại Olympic Rio de Janeiro đã vượt khung năm tài khóa 2016. Mặc dù vậy, nó không thể giải quyết triệt để vấn đề an ninh cũng vì tình trạng thiếu hiệu quả của cơ quan chức năng.

Báo MỹThe Wall Street Journal hôm 21/7 đăng tải bài viết có lẽ khiến nhiều khách du lịch và cổ động viên ở Rio 2016 phải ngạc nhiên: Bạn sẽ thấy rất nhiều "quân nhân" cầm súng tại Olympic 2016, nhưng phần đông trong đó chỉ sắm vai bù nhìn!

Trong một kế hoạch an ninh lạ lùng, chính phủ Brazil đã chi 17,3 triệu reais (tương đương 5,3 triệu USD) để thuê 7.000 người làm "lính trang trí”. Những người này được trả khoảng 9,5 USD/ngày để cầm súng canh gác với điều kiện tốt nghiệp trung học, vượt qua kiểm tra y tế và hoàn thành ít nhất 70% bài kiểm tra an ninh... trực tuyến.

"Thật dễ dàng! Tôi chưa từng làm việc này bao giờ. Nó sẽ mang lại trải nghiệm mới", Francisco Jose - một luật sư thất nghiệp năm nay đã 53 tuổi nói với The Wall Street Journal sau khi "trúng tuyển" ngay vòng đầu tham gia đội quân thật mà ảo này.

>Thế vận hội 2016 và "Nguyên tắc thứ 40"

>Nhật Bản giành quyền đăng cai Thế vận hội năm 2020

> Làn sóng di dân Hồi giáo: Tại sao là nước Đức?

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Olympic Rio 2016: Liệu có an toàn và thành công?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO