![]() |
BS. Nguyễn Vũ Xuân Huy, Khoa Răng Hàm Mặt, Phòng Khám Victoria Healthcare Mỹ Mỹ chia sẻ ý kiến về các vấn đề răng miệng mà giới văn phòng thường gặp.
![]() |
Các bệnh về răng miệng ít khi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, nên nhiều người thường lơ là vấn đề chăm sóc. Đặt biệt là giới văn phòng có thói quen ăn vặt, hay đơn giản là ngậm kẹo the để tỉnh ngủ, càng dễ mắc phải các bệnh răng miệng.
Chắc hẳn không ít lần bạn thoáng chột da khi đối tác, khách hàng thoáng nhích người, quẹt mũi khi bạn nói lớn tiếng, cười hay hắt hơi; hoặc bất chợt nhìn vào tấm hình chụp với đồng nghiệp, thấy răng mình sao mờ ảo như ánh đèn đường trong mưa!
Qua những đợt khám sức khỏe cho nhân viên các công ty, cho thấy, vấn đề răng miệng hay gặp nhất ở nhân viên văn phòng là bệnh về nướu răng. Theo tỉ lệ thống kê, khoảng 75% dân số thế giới mắc các bệnh về nướu răng ở các mức độ khác nhau, và tỉ lệ ở nam cao hơn nữ.
Việt Nam cũng không ngoại lệ, có thể là vì chưa có thói quen khám răng, cạo vôi, đánh bóng răng định kỳ. Bên cạnh đó là bị ảnh hưởng bởi những thói quen xấu như hút thuốc lá, hay ăn quà vặt, ít uống nước. Các thói quen uống trà, cà phê ở nơi công sở cũng góp phần làm răng có vết màu và bị nhiễm sắc.
Một vấn đề khác nữa là bệnh mòn răng, thường là mòn răng cơ học - tức do chải răng quá mạnh nhưng lại không sạch. Một số người ý thức được việc vệ sinh răng miệng, nhưng chưa biết cách chải răng. Việc chải răng không đúng cách sẽ làm tổn thương đến mô răng.
Hiện tượng này kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng ê buốt, nếu không được ngăn chặn và chữa trị kip thời sẽ ảnh hưởng đến mô bên trong, nặng hơn nữa là mất răng.
Vấn đề mà các nhân viện độ tuổi 25 trở lên hay thắc mắc và than phiền là răng khôn. Răng khôn là răng cối thứ 3, mọc sau cùng, vào lúc trưởng thành (trên 18 tuổi).
Do lúc này không còn đủ chỗ để mọc, nên nó rất “khôn” khi tìm mọi cách để được góp mặt cùng anh chị em, bằng cách “nằm nghiêng”, “nằm xéo”. Vì bị nghiêng nên điểm tiếp xúc với các răng trước không tốt, thức ăn dễ bị kẹt lại và nằm ở nhũng ngách mà bàn chải khó đưa vào, tạo điều kiện thuận lợi cho sâu răng.
Đối với các răng khôn bị kẹt, không mọc lên được sẽ gây viêm vùng mô xung quanh với biểu hiện như sưng, đau dai dẳng. Nếu nhổ trễ sẽ gây ra biến chứng nghiêm trọng như tạo u và phá hủy xương hàm.
Nếu gặp phải một trong những vấn đề trên, bác sĩ thường khuyên các bạn ở độ tuổi trưởng thành nên chủ động chụp phim răng toàn cảnh (panorama) để biết mình có bao nhiêu răng khôn, vị trí mọc, sau đó bác sĩ sẽ tư vấn có nên giữ lại hay không, để nhổ kịp thời trước khi xuất hiện biến chứng.
Bạn nên nhớ, răng chỉ thực sự có chức năng khi nó có răng đối diện, vì vậy, nếu răng khôn ở hàm dưới bạn mọc thẳng, nhưng hàm trên, ở vị trí đó trống, thì cũng không giúp bạn được gì. Điều quan trọng không phải là số lượng răng mà là răng mọc trật tự giúp bạn dễ dàng vệ sinh.
Vấn đề mòn răng, nên tư vấn với bác sĩ để có hướng dẫn chải răng đúng cách và dùng bàn chải loại có lông mềm, chải răng 2 ngày/lần sau bữa ăn, mỗi lần 2 phút, kết hợp với chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng. Vấn đề viêm nướu, vàng răng, bạn cần súc miệng bằng nước lọc sau khi ăn uống, uống nhiều nước hằng ngày để tăng lưu lượng nước bọt giúp ngừa sâu răng và ngăn chặn quá trình hình thành các mảng bám VHC:
Tổ chức Nha khoa Thế giới khuyên nên đánh răng 2 lần/ngày, ngay sau bữa ăn và kết hợp chỉ nha khoa. Tuy nhiên, đúng là việc đánh răng sau bữa ăn gây trở ngại đối với những nhân viên không thể ăn sáng tại nhà hay ngại đánh răng ở công ty, vì thế, có thể súc miệng bằng nước và dùngchỉ nha khoa để loại bỏ các mảng bám thức ăn giữa các kẽ răng. |
Đánh răng là việc cần thiết, nhưng nếu sau mỗi lần ăn lại đi đánh răng thì bên cạnh nguy cơ bị mòn răng, còn ảnh hưởng đến thời gian làm việc, khó tập trung cho công việc, vì thế, Tổ chức Nha khoa Thế giới khuyên nên đánh răng 2 lần/ngày, ngay sau bữa ăn và kết hợp chỉ nha khoa. Tuy nhiên, đúng là việc đánh răng sau bữa ăn gây trở ngại đối với những nhân viên không thể ăn sáng tại nhà hay ngại đánh răng ở công ty.
Trong trường hợp này, bạn có thể súc miệng bằng nước và dùng chỉ nha khoa để loại bỏ các mảng bám thức ăn giữa các kẽ răng. Tăm xỉa răng không phải là phương pháp vệ sinh răng lý tưởng. Việc xỉa răng không đúng cách dễ gây mòn răng, tổn thương nướu.
Nhai kẹo cao su cũng là một cách xử lý. Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy việc nhai kẹo cao su không đường có chứa Ksylitol trong 20 phút sau bữa ăn có thể giúp phòng ngừa sâu răng và làm tăng vận động cơ hàm.
Việc sử dụng nước súc miệng hằng ngày có chứa flour cũng là một giải pháp tạo hơi thở thơm mát và phòng ngừa sâu răng, đặc biệt là đối với các bạn đang niền răng. Đây cũng là phương pháp các bạn trẻ nên dùng để tự tin trước các cuộc hẹn quan trọng. Nhưng lạm dụng nước súc miệng sẽ gây ra cảm giác bỏng rát ở miệng, đặc biệt là người bị khô miệng và phương pháp này chỉ có tác dụng khá ngắn.
Xin lưu ý, tất cả các phương pháp trên chỉ mang tính hỗ trợ, không có vai trò thay thế cho việc chải răng và sử dụng chỉ nha khoa hằng ngày.
Thực phẩm có lợi cho răng miệng Thực phẩm chứa đường: Hàm lượng đường chứa trong một loại thực phẩm nào đó không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến sâu răng mà chính thời gian lượng đường đó tồn tại trong miệng mới là quyết định. Cho dù tinh bột có trong cơm, bánh mì, khoai, sắn,... chứa đường ít sâu răng hơn so với đường sacaroza, nhưng nếu càng nằm lâu trong miệng thì càng gây bất lợi cho răng. Vì thế, khi ăn các loại thực phẩm giàu tinh bột cần biết kết hợp với các sản phẩm sữa, vì hàm lượng canxi giúp làm chắc răng, chẳng hạn như bánh mì với phô mai hoặc ngũ cốc với sữa. |