Nguồn ánh sáng UV-C vô hiệu hóa virus gây ra dịch Covid-19?

Ngọc Yến| 14/07/2020 09:23

Signify - tập đoàn dẫn đầu trong lĩnh vực chiếu sáng cùng với phòng thí nghiệm các bệnh truyền nhiễm mới của Đại học Boston ở Mỹ đã tiến hành nghiên cứu nhằm xác thực tính hiệu quả của các nguồn sáng UV-C từ Signify trong việc vô hiệu hóa SARS-CoV-2, virus gây ra dịch bệnh Covid-19.

Nguồn ánh sáng UV-C vô hiệu hóa virus gây ra dịch Covid-19?

Buồng khử khuẩn Philips UV-C

Kể từ khi khởi phát đại dịch Covid-19, TS. Anthony Griffiths - Giáo sư chuyên về vi sinh tại Đại học Y Boston và nhóm cộng sự của ông đã nghiên cứu phát triển các công cụ để hỗ trợ tiến bộ khoa học trong lĩnh vực này. Trong quá trình nghiên cứu, họ xử lý một vật liệu đã được bơm tiêm virus SARS-CoV-2 với các liều lượng bức xạ UV-C khác nhau từ nguồn ánh sáng đèn của Tập đoàn Signify và đánh giá khả năng vô hiệu hóa vi rút trong các điều kiện khác nhau.

Nhóm nghiên cứu đã áp dụng liều 5mJ/cm2 và kết quả cho thấy chỉ trong vòng 6 giây, lượng virus SARS-CoV-2 trên vật liệu đã giảm đến 99%. Cũng theo kết quả nghiên cứu, với liều bức xạ 22mJ/cm2, lượng virus đã giảm đến 99,9999% chỉ trong vòng 25 giây 3.

Thi-nghiem-cua-dai-hoc-Boston-3536-9022-

Thi nghiệm của Đại học Boston

“Kết quả thí nghiệm của chúng tôi cho thấy với một liều lượng bức xạ UV-C thích hợp thì virus sẽ bị vô hiệu hóa hoàn toàn. Chỉ sau vài giây, chúng tôi không còn phát hiện bất kỳ virus nào”, TS. Anthony Griffiths nói.

TS. Anthony Griffiths kỳ vọng kết quả nghiên cứu sẽ thúc đẩy việc phát triển các sản phẩm có thể giúp hạn chế sự lây lan của Covid-19.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Nguồn ánh sáng UV-C vô hiệu hóa virus gây ra dịch Covid-19?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO