Nâng cao sức đề kháng giúp phòng, chống Covid-19

Phan Nhung| 14/09/2021 08:10

Theo các chuyên gia, để có thể chống chọi với dịch bệnh thì ngoài vaccine, tuân thủ nguyên tắc 5K, mỗi người cần phải có cơ thể khỏe mạnh và sức đề kháng tốt.

Buổi tọa đàm trực tuyến do Tập đoàn Green+ tổ chức hôm 11/9 với chủ đề Tăng cường sức đề kháng tốt là phương pháp hiệu quả: Phòng và chống Covid-19 có sự tham gia của nhiều chuyên gia sức khỏe, chuyên gia kinh tế và các doanh nhân.

Tham dự có TS. Võ Trí Thành - cựu Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu & Quản lý Kinh tế Trung Ương, Phó Chủ tịch CLB Các nhà Kinh tế, ông Nguyễn Băng Tâm - Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM (HUBA), ông Đặng Đức Thành - Chủ tịch Tập đoàn đầu tư tài chính Green+; GS.TS. Lê Quan Nghiệm - cựu Phó Hiệu trưởng trường ĐH Y Dược TP.HCM, TS. Trần Quang Thắng - Viện trưởng Viện Kinh tế và Quản lý TP.HCM và Phó Chủ tịch CLB Các nhà Kinh tế cùng với nhiều lãnh đạo DN và các chuyên gia sức khỏe. 

c0a53abe2f77d9298066-5322-1631533605.jpg

Cuộc tọa đàm trực tuyến giữa chuyên gia sức khỏe, chuyên gia kinh tế và doanh nhân. Ảnh: Green+

"Virus vô hình nhưng hậu quả là hữu hình"

Theo ThS. Trương Văn Đạt - Bí thư Đoàn trường ĐH Y Dược TP.HCM, Phó chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, tỷ lệ nhiễm Covid-19 trên toàn thế giới hiện lên tới 220 triệu người, còn số ca tử vong là hơn 4 triệu người. Bên cạnh đó, virus Covid-19 luôn sinh ra những biến chủng mới, tiềm ẩn những mối nguy "hậu Covid". 

UNICEF nhận định, hậu quả từ dịch Covid-19 rất khủng khiếp, số trẻ em sống trong các gia đình nghèo có thể tăng hơn 117 triệu vào cuối năm do kinh tế đình trệ, suy thoái, số lượng người thất nghiệp tăng cao. Do đó, phòng và chống dịch; kiểm soát và thích ứng với virus là mục tiêu mà mỗi quốc gia đang thực thi bằng nhiều biện pháp về y tế, tài chính, công nghệ, khoa học, chính trị... 

"Thế giới thay đổi và con người cũng cần thay đổi. Thay đổi ở đây không phải là tiến hoá về thể chất mà là nâng cao thể trạng và sức đề kháng" - ThS. Đạt nói. 

Cũng theo ThS. Đạt, có hai loại đề kháng là sức đề kháng sinh học và sức đề kháng tinh thần. Sức đề kháng sinh học là lối sống khoa học, dinh dưỡng hợp lý, rèn luyện thể dục thể thao, cân bằng cuộc sống, chích ngừa. Còn sức đề kháng tinh thần là hiểu về giá trị cuộc sống, ranh giới giữa sống - chết để hoạch định cho mình một cuộc đời tốt đẹp, phù hợp với giá trị của mỗi người.

BS. Trần Quốc Khanh - Khoa khám bệnh, BV ĐH Y Dược TP.HCM cho biết: "Hệ hô hấp của con người được cấu tạo thành 6 phần chính và quá trình hô hấp có 4 giai đoạn. Sức khỏe hô hấp của mỗi con người tiến triển qua 4 giai đoạn: Khỏe mạnh, kém thích nghi, tiền bệnh (ủ bệnh) và cuối cùng là bị bệnh". 

BS. Khanh cho hay ở giai đoạn kém thích nghi thì trên 70% có biểu hiện nhẹ nên mọi người thường chủ quan, dẫn đến việc không phát hiện bệnh sớm để điều trị. Do đó, ý thức và sự chủ động bảo vệ sức khỏe của mỗi người trước dịch bệnh là vô cùng quan trọng, không riêng Covid mà còn rất nhiều bệnh khác. Ông ví von: "Chúng ta phải biết cách bảo vệ sức khỏe, tránh việc "nhà cháy đến hơn 80% mới lo chữa cháy".

Theo BS. Khanh, với điều kiện giãn cách hiện tại, mọi người đều ít có cơ hội vận động, số lượng thức ăn và đồ uống được cung cấp không phong phú như trước đây, dẫn đến những rối loạn nhất định và điều này có thể làm cho cơ thể tiến tới giai đoạn tiền bệnh, ủ bệnh nhanh hơn bình thường.

e87298748dbd7be322ac-2576-1631533605.jpg

"Con người cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để có dưỡng chất và kháng thể với dịch bệnh" - ThS. Nguyễn Văn Đàn trao đổi tại buổi tọa đàm

"Tôi ví dụ những đứa trẻ hoặc thanh niên, hệ hô hấp của các cháu đang ở giai đoạn 1 khi gặp tác nhân gây bệnh tấn công thì sức đề kháng mạnh sẽ giúp cho bọn trẻ chống chọi tốt hơn. Còn đối với những người đang trong giai đoạn ủ bệnh, hệ miễn dịch đang suy yếu mà găp virus thì tỷ lệ tử vong sẽ lớn hơn nhiều so với những cơ thể khỏe mạnh" - BS. Khanh nói. 

Vì thế, BS. Khanh đưa ra sáng kiến dung hòa giữa thuốc Tây y và Đông y để hỗ trợ con người trong quá trình khống chế dịch bệnh; chủ động can thiệp vào cơ chế gốc giúp cho con người có thể tạo ra hệ miễn dịch như chích ngừa vaccine, giải tỏa stress kéo dài, cần phải ngủ sớm, ngủ đủ, không nên thức khuya, siêng tập thể dục và giữ thói quen ăn uống lành mạnh. Ngoài ra, với điều kiện ăn uống hạn chế hiện nay, mỗi người nên bổ sung thêm vitamin, khoáng chất. 

Đặc biệt, ở giai đoạn 1,2,3 của sức khỏe hệ hô hấp, chúng ta cần chủ động can thiệp để cơ thể có hệ miễn dịch tốt hơn, nếu không may rơi vào giai đoạn 4 thì cũng có khả năng chống chọi cao hơn.

Vai trò của thực dưỡng trong việc chống lại Covid-19

ThS. BS. Nguyễn Văn Đàn - Trưởng khoa Y học cổ truyền BV Thống nhất, Phó trưởng khoa Y học cổ truyền trường ĐH Y Dược TP.HCM cho biết: "Thực dưỡng là cách ăn uống dựa trên học thuyết của Y học cổ truyền (âm dương, ngũ hành, hàn nhiệt, tứ khí, ngũ vị, tạng phủ,…). Đồng thời, thực dưỡng cần đủ lượng và đủ chất theo dinh dưỡng hiện đại. Thực dưỡng có vai trò quan trọng là nâng cao sức đề kháng trước bệnh tật của con người". 

"Chính khí tồn nội, tà bất khả can" - con người thông qua cân bằng ăn uống để cơ thể tiếp thu đầy đủ chất dinh dưỡng thì khí huyết thịnh vượng, tạng phủ bình hòa, cơ thể mới khỏe mạnh. Do đó, cơ thể con người cần được cung cấp protein đầy đủ, tạo dự trữ protein và tạo cơ chất cho quá trình tân tạo đường, giúp hạn chế ly giải cơ. Suy dinh dưỡng sẽ làm suy giảm hoạt động của hệ thống miễn dịch và dễ bị virus SARS-CoV-2 tấn công.

Theo BS Đàn, nếu suy dinh dưỡng, cơ thể con người có thể suy giảm chức năng cơ hô hấp, không có khả năng tống xuất đàm, giảm độ đàn hồi của phổi, dễ xẹp phổi và viêm phổi, giảm khả năng làm lành nhu mô... Để duy trì đường cho não và các mô, cơ thể có thể xảy ra hiện tượng ly giải cơ đưa đến cân bằng ni tơ âm.

Chu-p-web-11-9-2021-10300-zoom-2496-2642

Sự liên quan mật thiết giữa suy dinh dưỡng và suy giảm hệ miễn dịch, dẫn đến nguy cơ bị nhiễm virus, cụ thể là SARS-CoV-2. Ảnh: BS Nguyễn Văn Đàn

Cân nhắc khi bổ sung vitamin và sử dụng thực phẩm làm thuốc

BS. Đàn nhận định gần đây nhiều người đang bổ sung vitamin C một cách quá liều (uống nước chanh, nước cam nhiều lần trong ngày và thêm vitamin liều cao vì những thông tin lan truyền trên mạng xã hội). Tuy nhiên, ít người biết rằng nếu bổ sung vitamin C quá liều có thể gây ra các triệu chứng như chóng mặt, đau lưng, đau đầu, co thắt dạ dày: nôn, buồn nôn; chứng ợ nóng, sâu răng, viêm da, mệt mỏi và lâu dài có thể gây đau ở đường tiết niệu, sỏi thận...

"Bổ sung vitamin C là điều cần thiết, tuy nhiên phải đúng liều lượng. Cụ thể, đối với nam giới, lượng vitamin C được khuyến nghị hằng ngày là 65 đến 90 mg mỗi ngày, còn đối với nữ giới, từ 65 đến 75 mg mỗi ngày, giới hạn tối đa là 2.000 mg mỗi ngày. Do đó, không nên bổ sung vitamin vô tội vạ" - BS. Đàn nói. 

Mặt khác, BS. Đàn cũng khuyên, trái ngược với đồn thổi, một số loại thực phẩm khi sử dụng làm thuốc còn có thể gây độc cho cơ thể nếu dùng quá liều lượng. 

Đồng tình với ý kiến của BS. Nguyễn Văn Đàn về tính an toàn khi tự bổ sung các loại vitamin mà không khống chế được liều lượng, gây ra những tác dụng phụ, ông Nguyễn Thanh Minh Ngọc - Dược sĩ, Phó giám đốc hệ thống phòng khám và nhà thuốc Green+ đã giới thiệu Nano Fucoidan Green+ được Công ty Sato Yakuhin Kogyo thành lập từ năm 1947, một trong những công ty dược phẩm lớn và lâu đời nhất tại Nhật Bản, sản xuất. 

Tăng cường sức đề kháng không thể thiếu vận động

BS Trần Văn Nam - cựu Phó viện trưởng Viện Y Dược học Dân tộc TP.HCM chia sẻ tại buổi tọa đàm rằng sự vận động rất quan trọng trong việc giúp các cơ quan của cơ thể con người tăng cường sức đề kháng. 

Theo BS. Nam, tổng chiều dài các động – tĩnh – mao mạch trong cơ thể con người khoảng 100.000 km (gấp 2,5 lần chu vi trái đất). Mạng lưới mạch máu mang oxy, dưỡng chất, nguyên tố vi lượng…nuôi dưỡng và thực hiện chuyển hóa xảy ra trong tế bào. Khi các mạch máu "bị chậm dòng chảy”, tất cả các cơ quan đều bị ảnh hưởng và sinh bệnh, vì vậy cần phải siêng vận động cơ thể để mạch máu không bị ách tắc.

GS.Abraham Gormalley - trường ĐH Y khoa Berlin Charité từng nói: "Mạch máu quyết định 89% sức khỏe của bạn và sức khỏe của bạn lại phụ thuộc vào độ tinh khiết của mạch máu". 

Bên cạnh đó, vận động cũng giúp cơ thể ổn định tâm thần kinh, tăng độ chắc bền của gân - cơ - dây chằng, tạo chất endorphin, hormone hạnh phúc. Đối với hệ bạch huyết, vận động giúp dẫn lưu tốt, thải độc hiệu quả và kiểm soát cân nặng, giúp cơ thể cải thiện tiêu hóa, duy trì nhu động, ổn định hệ thống enzyme, hormone… giúp tế bào sản sinh kháng thể.

“Tiêu hóa tốt, tinh thần thoải mái thì sẽ giảm lo âu và ngược lại" - BS. Nam nhận định.

nano-fucodan-04-1799-1631548602.jpg

Với chiết xuất từ chất nhờn của tảo bẹ Kombu từ đảo Rishiri tỉnh Hokkaido - Nhật Bản, thành phần chính của Nano Fucoidan Green+ chứa nhiều chất dưỡng chất trong các loại tảo nâu như mekabu, mozuku, combu... nhằm bảo vệ cơ thể không bị khô và nhiễm khuẩn, tạo chất nhờn che chắn và khôi phục phần bị thương trong cơ thể.

Nano Fucoidan Green+ cũng chứa lượng khoáng chất dồi dào được chiết xuất từ đá granit và vỏ sò điệp với công nghệ sử dụng 100% nguyên liệu thiên nhiên theo bằng sáng chế trí tuệ 4944166 tại Nhật Bản.

Nano Fucoidan Green+ có cấu tạo nano hóa giúp cơ thể hấp thu nhanh chóng và hiệu quả trong tế bào, kích thích hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể phòng chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường. 

Ngoài ra, Nano Fucoidan Green+ còn tăng cường chức năng gan, kích thích lưu thông đường ruột và hỗ trợ chống đông máu, thiếu máu.

DS. Nguyễn Thanh Minh Ngọc cho biết sản phẩm này đã được Bộ Y tế cấp giấy phép lưu hành trên toàn quốc, người mua có thể sử dụng Nano Fucoidan Green+ để cân bằng dưỡng chất nạp vào cơ thể.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Nâng cao sức đề kháng giúp phòng, chống Covid-19
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO