Chứng rung nhĩ và cách phòng chống

HẢI NINH tổng hợp| 01/04/2016 02:12

Khi bước vào tuổi tứ tuần, chỉ cần vài giây tim đập nhanh bất thường cũng là một biểu hiện đáng lưu ý về sức khỏe.

Chứng rung nhĩ và cách phòng chống

Khi bước vào tuổi tứ tuần, chỉ cần vài giây tim đập nhanh bất thường cũng là một biểu hiện đáng lưu ý về sức khỏe. Bởi lẽ, đó không phải là rung động, hồi hộp do cảm xúc yêu đương lãng mạn như thuở đôi mươi. Rất có thể đó là chứng rung nhĩ.

Đọc E-paper

Khi xuất hiện tình trạng rối loạn nhịp tim, trong đó buồng nhĩ đập không đều và hỗn loạn, không đồng bộ với nhịp đập của hai buồng thất thì đó chính là rung nhĩ. Cơn rung nhĩ có thể đến và đi, hoặc có thể rung nhĩ mãn tính. Mặc dù rung nhĩ chính nó thường không đe dọa tính mạng nhưng vẫn là một vấn đề sức khỏe đôi khi đòi hỏi phải điều trị khẩn cấp. Theo GS-TS. Phạm Gia Khải, Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, rung nhĩ là nguyên nhân gây ra khoảng 5% các trường hợp đột quỵ mỗi năm.

Dấu hiệu và phân loại. Nhịp tim đối với một cơ thể khỏe mạnh bình thường là 60 - 100 lần/phút, với người bị rung nhĩ có khi lên đến 100 - 175 lần/phút. Rung nhĩ làm cho tim không thể bơm đủ máu tới các mô của cơ thể do mỗi lần đập quá ngắn.

Một số người bị rung nhĩ không có triệu chứng cho đến khi được phát hiện qua kiểm tra tim. Tuy nhiên, có những dấu hiệu chung để dự báo về căn bệnh, như đánh trống ngực, đau ngực, khó thở, chóng mặt, tim đập quá nhanh, tụt huyết áp, thậm chí ngất xỉu.

Có thể chia các thể lâm sàng của rung nhĩ thành ba dạng: Cơn rung nhĩ kịch phát (kéo dài dưới 7 ngày, cơn tự chuyển về nhịp xoang), rung nhĩ bền bỉ (rung nhĩ kéo dài trên 7 ngày, phải dùng các biện pháp chuyển nhịp can thiệp mới có thể cắt được rung nhĩ) và rung nhĩ mãn tính (kéo dài hơn một năm và không thể chuyển nhịp được bằng các biện pháp can thiệp).

Nguyên nhân.

Tim bao gồm bốn ngăn, hai ngăn trên (tâm nhĩ) và hai ngăn dưới (tâm thất). Trong ngăn trên bên phải của tim (tâm nhĩ phải) là một nhóm tế bào được gọi là nút xoang điều hòa nhịp tim. Nút xoang tạo xung thúc đẩy bắt đầu mỗi nhịp đập của tim.

Thông thường, dẫn truyền đầu tiên qua tâm nhĩ và sau đó qua đường kết nối giữa ngăn trên và dưới của tim được gọi là nút nhĩ thất (AV). Khi tín hiệu đi qua tâm nhĩ, nhĩ co bóp, bơm máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Khi tín hiệu đi qua nút AV đến tâm thất, tâm thất co, bơm máu cho cơ thể.

Trong rung nhĩ, ngăn trên của tim (tâm nhĩ) có tín hiệu điện hỗn loạn. Kết quả là nó rung lên. Nút AV - kết nối điện giữa tâm nhĩ và tâm thất bị quá tải với xung lực cố gắng để qua đến tâm thất. Tâm thất cũng co bóp nhanh, nhưng không nhanh như tâm nhĩ. Lý do là nút AV giống như một đoạn đường nối trên đường cao tốc, ô tô chỉ vào được từng lúc. Kết quả là nhịp tim nhanh và không đều.

Những người dễ mắc bệnh.

Tổn thương cho cấu trúc tim là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng rung nhĩ. Những người dễ mắc chứng rung nhĩ thường có bệnh lý về tim, như đau tim, van tim bất thường, khuyết tật tim bẩm sinh, hội chứng bệnh nút xoang - chức năng tạo nhịp tim tự nhiên không đúng, hoặc đã từng phẫu thuật tim.

Bên cạnh đó, bệnh tăng huyết áp, bệnh về tuyến giáp, khí phế thũng hoặc các bệnh phổi khác, nhiễm vi rút, ngưng thở khi ngủ, yếu tố di truyền hoặc các thói quen thiếu lành mạnh như hút thuốc lá, uống nhiều rượu, bia cũng làm tăng nguy cơ rung nhĩ.

Đối với các bệnh về tim mạch, cần đặc biệt lưu ý dùng thực phẩm khỏe cho tim. Tăng hoạt động thể chất. Giảm hoặc loại bỏ các thức uống chứa caffeine và cồn từ chế độ ăn uống, bởi vì đôi khi chúng có thể kích hoạt cơn rung nhĩ. Dùng thuốc phải cẩn thận. Một số, chẳng hạn như thuốc cảm có chứa pseudoephedrine, có chứa các chất kích thích có thể gây ra rung nhĩ. Một số loại thuốc không cần ghi toa có thể có tương tác nguy hiểm với thuốc chống loạn nhịp tim.

>Biết nguy cơ mắc bệnh tim mạch nhờ... kiểm tra thận thường xuyên

>Nguy cơ bệnh tim mạch do rối loạn mỡ máu

>Phòng bệnh tim mạch

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Chứng rung nhĩ và cách phòng chống
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO