Bệnh COPD và cách chữa trị

PGS-TS. MARGARETA EMTNER| 26/04/2013 09:50

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là những tổn thương phổi khiến đường dẫn khí bị tắc nghẽn lưu thông mà không thể hồi phục được hoàn toàn.

Bệnh COPD và cách chữa trị

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là những tổn thương phổi khiến đường dẫn khí bị tắc nghẽn lưu thông mà không thể hồi phục được hoàn toàn.

Đọc E-paper

Nguyên nhân chính gây bệnh COPD là hút thuốc lá. Số năm hút thuốc càng cao thì nguy cơ COPD phát triển trong cơ thể càng mạnh. Những người không hút thuốc nhưng tuổi cao, mức sống thấp, tiếp xúc nhiều với hóa chất công nghiệp độc hại và sống trong môi trường đô thị ô nhiễm cũng có nguy cơ bị bệnh COPD.

- Bệnh nhân COPD giảm chức năng  tim  và tăng  huyết  áp nên tham khảo ý kiến bác sĩ về mức độ tập luyện thể lực.

- Bệnh nhân bị giảm khả năng hô hấp (oxy bão hòa #88 - 90%) nên có cường độ tập luyện thấp, phù hợp với sức khỏe.

- Bệnh nhân có chỉ số BMI #22 nên kết hợp vậtl ý trị liệu với tập luyện để cải thiện khối lượng  cơ bắp cùng với việc giữ ấm cho cơ thể, sinh hoạt điều độ, không hút thuốc lá.

Ngoài ra, những người suy giảm enzyme alpha 1-trypsin bẩm sinh sẽ có nguy cơ mắc COPD cao hơn người khác nếu họ hút thuốc. Sự cản trở thông khí thường tiến triển từ từ và bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn khi phổi viêm bất ngờ do các phân tử hoặc khí độc hại.

Bệnh có thể phòng ngừa và điều trị, tuy nhiên một số tác động đáng kể ngoài phổi có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

COPD kháphổbiến trên thếgiới, nhưng cósự khác nhau giữa các quốc gia. Ở Nhật Bản, tỉ lệ nhiễm được ghi nhận là 0,2% trong khi ở Mỹ là 37%. Tỷ lệ mắc COPD nhiều nhất là ở nam giới và những người từ 75 tuổi trở lên.

COPD là một bệnh tác động đến các cơ quan khác trong cơ thể. Người bệnh thường thấy hệ tim mạch giảm hoạt động, chân tay yếu, thay đổi nội tiết tố, dễ bị bệnh viêm nhiễm, hạn chế khả năng vận động.

Chính vì thế, hoạt động thể chất sẽ giúp bệnh nhân COPD tăng khả năng tim mạch, tăng sức mạnh và độ bền cơ bắp. Không những thế, bệnh nhân COPD tập luyện thể chất còn tác động tích cực đến tâm sinh lý, ít phải lo lắng khi gắng sức và trở nên tích cực vận động hơn trong đời sống hằng ngày; chất lượng cuộc sống tăng lên khi khả năng kiểm soát bệnh tật và tình trạng khó thở được cải thiện, tăng sự thoải mái và giảm tỉ lệ tử vong.

Trong giai đoạnổnđịnh bệnh, bệnh nhân COPD nên tập các bài tập aerobic, đạp xe đạp, đi bộ với 60% mức độ gắng sức tối đa; tập tăng cường sức mạnh cơ với 50% mức độ gắng sức tối đa; tập luyện tăng độ dẻo dai và tập các bài tập tăng khả năng giữ thăng bằng.

Tần suất tập từ 2 - 3 lần mỗi tuần, mỗi lần 30 phút, duy trì trên 8 tuần. Bệnh nhân mới trải qua một cơn bệnh nghiêm trọng thì nên tập các bài tập rèn luyện sức khỏe ở cường độ thấp, các bài tập tăng độ dẻo dai và phục hồi chức năng đơn giản, như đứng lên khỏi ghế, đi bộ và leo cầu thang.

Quá trình luyện tập nên có giai đoạn khởi động và thư giãn, thả lỏng tay chân. Bệnh nhân nên duy trì hoạt động thể chất ở mức độ có thể trong cuộc sống hằng ngày và giảm thời gian ngồi hoặc nằm. Việc duy trì tập luyện và biến thói quen tập luyện trở thành một phần của lối sống sẽ rất tốt cho người mắc bệnh COPD.

ĐOÀN THANH HƯƠNG (ghi)

Thực phẩm bổ phổi

Tỏi

Allicin - hoạt chất chủ yếu trong tỏi có tác dụng cải thiện máu lưu thông trong tổ chức phổi, giúp hô hấp dễ dàng hơn. Nếu được dùng thường xuyên như một gia vị hằng ngày trong bữa ăn, tỏi sẽ giúp giảm huyết áp, cải thiện tình trạng cholesterol và tăng sức đề kháng đối với một số bệnh ung thư.

Nước ép cà chua

Nước ép cà chua có thể ngăn chặn khí thũng trong phổi (do hút thuốc lá) - nguyên nhân gây ung thư phổi phổ biến nhất. Chất lycopen và tiền chất vitamin A trong cà chua cũng có tác dụng phòng chống bệnh phổi rất hiệu quả. Một ly nước ép cà chua mỗi ngày sẽ bảo vệ phổi tốt nhất trong mùa Đông.

Táo

Chất chống oxy hóa trong táo giúp ngăn chặn sự phát triển của một số bệnh phổ biến ở phổi bằng việc tăng cường sức sống cho các tế bào phổi. Ăn 5 trái táo mỗi tuần và dành 5 phút hít thở sâu mỗi ngày chính là cách đơn giản và hiệu quả để bảo vệ phổi.

Cá cung cấp nhiều vitamin D - một dưỡng chất có liên quan trực tiếp đến sức khỏe của phổi. Sự thiếu hụt vi chất này làm giảm chức năng phổi một cách nghiêm trọng. Ngoài ra, omega-3 trong các loại cá có tác dụng tăng cường đề kháng cho tế bào phổi, chống lại sự lây nhiễm của các bệnh về hô hấp.

Rau quả giàu vitamin A và E

Vitamin A có nhiều trong các loại thực phẩm như cà rốt, gấc, bí đỏ, đu đủ...; vitamin E có nhiều trong giá đỗ, trứng, dầu thực vật... Đây là những loại thực phẩm có chứa chất oxy hóa giúp bảo vệ tế bào, tăng sức đề kháng cho cơ thể, đặc biệt là phổi.

Cam

Cam cung cấp vitamin C, sắt và vitamin B6. Các chất dinh dưỡng này giúp phổi chuyển ôxy đến các tế bào hiệu quả hơn. Cam cũng chứa beta-cryptoxanthin, một chất chống oxy hóa tự nhiên. Sự kết hợp các chất dinh dưỡng làm cho cam trở thành một thực phẩm rất tốt để thêm vào chế độ ăn uống.

Rượu vang

Rượu vang đỏ cung cấp resveratrol - một chất chống ôxy hóa mạnh, tăng cường khả năng bảo vệ phổi. Một thành phần khác có trong rượu vang là pterostilbene, giúp tăng hiệu quả của resveratrol. Khi kết hợp với nhau, chúng giúp phổi khỏe mạnh hơn.

Hành tây

Hành tây cung cấp vitamin C, vitamin B6 và các dưỡng chất thiết yếu khác. Các chất này làm cho cơ thể có thể tự chữa lành các hư tổn. Một thành phần khác có trong hành tây là quercetin, một chất chống oxy hoá tự nhiên, có tác dụng ngăn ngừa các bệnh về phổi, bao gồm cả ung thư.

Khoai lang

Theo nghiên cứu y khoa, một củ khoai lang chứa hơn 500% yêu cầu vitamin A hằng ngày cho cơ thể. Vitamin A giúp phổi loại bỏ các vi khuẩn có hại và giảm nguy cơ ung thư phổi.

Sữa không kem

Sữa không kem và những sản phẩm từ sữa khác là nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin D, giúp hỗ trợ cho việc điều trị bệnh COPD hay hen suyễn. Đồng thời, vitamin này cũng chống lại quá trình tạo ra các mô ung thư ở phổi và giúp giảm nguy cơ viêm phổi cấp hay mãn tính.

Kim Ngọc (sưu tầm)

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Bệnh COPD và cách chữa trị
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO