Chuyện của “cá bé”

HOA PHẠM| 16/07/2009 09:03

Trong kinh doanh, đặc biệt là đối với các DN Á Đông, những thoả thuận miệng và sự tin cậy nhau qua giao tiếp bằng lời nhiều khi được xem như là sự giao kết chính thức...

Chuyện của “cá bé”

Trong kinh doanh, đặc biệt là đối với các DN Á Đông, những thoả thuận miệng và sự tin cậy nhau qua giao tiếp bằng lời nhiều khi được xem như là sự giao kết chính thức, còn hợp đồng trên giấy tờ chỉ là thủ tục pháp lý đi sau.Chính vì vậy mà người ta cho rằng, chữ “tín” là điều kiện cần khi gia nhập thương trường.

Trong kinh doanh hàng hóa chất lượng là yếu tố quan trọng để tồn tại và phát triển

Hơn nữa, do tập quán và yêu cầu phải tiến hành nhanh, linh động, nên nhiều DN VN vẫn xem sau thỏa thuận miệng là đã có thể bắt đầu thực thi công việc, còn đợi có đầy đủ các loại giấy tờ, công việc sẽ bị chậm đi. Đây là thế mạnh, nhưng cũng chính là “điểm chết” của nhiều DN khi bị đối tác đổi ý, “lật kèo”, nhất là những DN nhỏ khi làm ăn với đối tác lớn. “Mình cứ nghĩ họ là DN lớn nên làm ăn chuyên nghiệp, đàng hoàng, tôn trọng chữ tín” - chị Ngô Thị Kim Trang, Giám đốc Công ty Khôi Anh (K&A), hối tiếc về đánh giá của mình. Rồi chị ngậm ngùi kể về trường hợp “đau thương” của K&A khi bị một DN lớn bội tín, với mong muốn chia sẻ kinh nghiệm với các DN khác:

“Tháng 12/2007, một người tên là Nguyên, tự xưng là nhân viên mua hàng của một công ty đầu tư xây dựng khá có tên tuổi đến liên hệ với K&A để đặt màn cửa trang trí cho ba căn hộ mẫu của cao ốc mà công ty này sắp xây cùng với hàng trang trí cho khối văn phòng của công ty ở trên đường Nguyễn Văn Linh, huyện Bình Chánh, TP.HCM. Sau khi thoả thuận, K&A được phía đối tác gồm đại diện phía VN, phía Malaysia và công ty thiết kế công trình trên ký vào bảng báo giá ngày 13/12/2007, coi như xác nhận đã đặt hàng. Và ông Nguyên yêu cầu K&A thực hiện sản phẩm theo đơn đặt hàng gấp để kịp lắp đặt trước ngày 28/12/2007, còn hợp đồng và việc đặt cọc sẽ làm sau.

Khi chúng tôi hoàn tất lô hàng và sẵn sàng lắp đặt thì vào khoảng tháng 1/2008, ông Nguyên thông báo qua điện thoại là công trình trên tạm ngưng nên chưa thể nhận hàng. Nhưng ông ta hứa sẽ thanh toán chi phí thực hiện lô hàng này theo giá đã thoả thuận. Tuy nhiên, mãi đến tháng 2/2008, sau một tháng chờ đợi không thấy phản hồi từ phía đối tác, K&A đã gửi công văn yêu cầu thanh toán. Và sau đó chúng tôi còn liên hệ với họ rất nhiều lần, yêu cầu họ phúc đáp để biết rõ quyết định của họ ra sao, nhưng không nhận được bất kỳ phản hồi nào.

Mãi đến tháng 6/2008, ông Nguyên bảo chúng tôi xuất hóa đơn và mang hợp đồng sang thanh toán. Nhưng sau đó, cả hóa đơn lẫn hợp đồng đều không biết đã... đi về nơi nao. Ngay cả khi chúng tôi “chịu thua”, chấp nhận chịu thiệt hại vì biết không thể đòi được tiền, chỉ yêu cầu họ trả lại hai tờ hóa đơn, thì kế toán trưởng của họ bảo hóa đơn ấy đã được kê khai đầu vào cho bên họ nên không thể trả lại cho chúng tôi. Cuối cùng, chúng tôi đành phải “ôm” trọn lô hàng và thông báo cho cơ quan thuế toàn bộ sự việc liên quan đến hai tờ hóa đơn trên.

Chia sẻ câu chuyện này, tôi chỉ muốn nói rằng: “Những bất trắc mà DN nhỏ của tôi gặp phải quả là “muôn hình vạn trạng”. Dù đã cố gắng hết mức để xây dựng công ty, nhãn hiệu, sản phẩm tốt, hết lòng vì khách hàng, vậy mà chỉ cần đôi khi đặt niềm tin không đúng chỗ hay vội vàng, linh động, làm trước, hợp đồng sau để đáp ứng yêu cầu gấp gáp của khách hàng, mình sẽ phải trả cái giá không hề rẻ”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Chuyện của “cá bé”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO