Hội nghị nhằm định hướng tầm nhìn phát triển nông nghiệp hữu cơ cụ thể là dừa và kết nối liên kết nông dân – hợp tác xã – doanh nghiệp nhằm nâng cao chuỗi giá trị nông sản tại địa phương và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của nông sản Việt ở thị trường toàn cầu.
Tại hội nghị, đại diện UBND Huyện và Thabico Tiền Giang đã chia sẻ Đề án quy hoạch và chính sách hỗ trợ địa phương phát triển vùng dừa hữu cơ, tiềm năng phát triển vùng dừa nêu rõ thuận lợi và khó khăn, tiêu chuẩn được chứng nhận hữu cơ quốc tế và mô hình liên kết chuỗi giá trị nông sản từ trồng trọt – thu mua – chế biến nông sản ứng dụng quy trình và công nghệ hiện đại.
Ký kết hợp tác |
Phát triển nông nghiệp xanh nằm trong chiến lược quốc gia với “Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 – 2030” của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Việc phát triển này là tất yếu nhằm phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm nông nghiệp. Để thực hiện được điều đó, người nông dân sẽ được trang bị nền tảng kỹ thuật và công nghệ, địa phương định hướng cơ cấu ngành nông nghiệp để đảm bảo hấp dẫn đầu tư, doanh nghiệp xây dựng nhiều hơn mô hình liên kết để người nông dân thấy được lợi ích. Ngành nông nghiệp chuyển đổi sang mô hình mới cần tri thức nhiều hơn tập quán canh tác cũ, thay đổi tư duy từ địa phương sang toàn cầu, từ tư duy khai thác sang tư duy nuôi dưỡng, từ ngắn hạn sang dài hạn. Với tư duy mới, nông sản địa phương sẽ đáp ứng tiêu chuẩn toàn cầu và sản phẩm do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất ra tăng cao giá trị xuất khẩu, hiệu quả và phát triển bền vững.
Mô hình liên kết sản xuất – chế biến - tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị thông qua hợp đồng kinh tế giữa nông dân với hợp tác xã và doanh nghiệp mà cụ thể là Thabico Tiền Giang, thay thế cho mô hình kinh tế hộ nhỏ lẻ, manh mún, hiệu quả thấp, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò đầu tàu, định hướng cho nông dân và hợp tác xã về quy mô, chất lượng, quy cách nông sản; hợp tác xã là đầu mối đại diện của nông dân tham gia liên kết với doanh nghiệp. Tất cả hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng nông sản, đáp ứng nhu cầu nội địa và xuất khẩu, qua đó góp phần tăng thu nhập cho các bên từ 20 – 30%.
Theo đại diện Thabico Tiền Giang, việc sản xuất sản phẩm từ nông sản gắn với vùng nguyên liệu địa phương giúp mở rộng vùng nguyên liệu, mở rộng giao thông, tạo việc làm cho người lao động, gián tiếp giúp địa phương thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cùng với mong muốn phát triển các sản phẩm chế biến từ nông sản đặc trưng của địa phương có giá trị gia tăng cao đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu, Thabico Tiền Giang đã mạnh dạng đầu tư xây dựng nhà máy chế biến rau củ quả, trái cây đông lạnh và sản phẩm từ Dừa với quy mô nhà máy trên 33,000 m2, với tổng công suất các loại trên 120,000 tấn/năm.
Theo ông Cao Tấn Hưởng-Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang: “Mô hình liên kết sản xuất – chế biến - tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị thông qua hợp đồng kinh tế giữa nông dân với hợp tác xã và doanh nghiệp mà cụ thể là Thabico Tiền Giang, thay thế cho mô hình kinh tế hộ nhỏ lẻ, manh mún, hiệu quả thấp, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò đầu tàu, định hướng cho nông dân và hợp tác xã về quy mô, chất lượng, quy cách nông sản; hợp tác xã là đầu mối đại diện của nông dân tham gia liên kết với doanh nghiệp. Tất cả hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng nông sản, đáp ứng nhu cầu nội địa và xuất khẩu, qua đó góp phần tăng thu nhập cho các bên từ 20 – 30%.
Phát biểu bên lề hội nghị, ông Nguyễn Minh Tuấn- Giám đốc Thabico Tiền Giang cho rằng: “Việc phát triển nông nghiệp hữu cơ là tất yếu nhằm phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm nông nghiệp. Để thực hiện được điều đó, người nông dân sẽ được trang bị nền tảng kỹ thuật và công nghệ, địa phương định hướng cơ cấu ngành nông nghiệp để đảm bảo hấp dẫn đầu tư, doanh nghiệp xây dựng nhiều hơn mô hình liên kết để người nông dân thấy được lợi ích"
Ông Tuấn chia sẻ thêm, ngành nông nghiệp chuyển đổi sang mô hình mới cần tri thức nhiều hơn tập quán canh tác cũ, thay đổi tư duy từ địa phương sang toàn cầu, từ tư duy khai thác sang tư duy nuôi dưỡng, từ ngắn hạn sang dài hạn. Với tư duy mới, nông sản địa phương sẽ đáp ứng tiêu chuẩn toàn cầu và sản phẩm do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất ra tăng cao giá trị xuất khẩu, hiệu quả và phát triển bền vững.