Tem thứ 3 không buộc dán trên kính lái ô tô

07/04/2014 06:11

Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam Nguyễn Hữu Trí cho biết, việc dán nhãn năng lượng trên ô tô được thực hiện theo luật định, vị trí dán không nhất thiết phải trên kính chắn gió phía trước.

Tem thứ 3 không buộc dán trên kính lái ô tô

Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam Nguyễn Hữu Trí cho biết, việc dán nhãn năng lượng trên ô tô được thực hiện theo luật định, vị trí dán không nhất thiết phải trên kính chắn gió phía trước.

Nhãn năng lượng không nhất thiết phải dán trên kính lái như tem đăng kiểm và tem nộp phí sử dụng đường bộ.

Theo Dự thảo Thông tư “ Quy định về kiểm tra, chứng nhận và dán nhãn năng lượng đối với xe ô tô con loại 7 chỗ trở xuống” do Bộ Giao thông Vận tải đang xây dựng, ô tô con loại từ 7 chỗ ngồi trở xuống phải thực hiện việc đăng ký, kiểm tra, chứng nhận mức tiêu hao nhiên liệu và dán nhãn năng lượng trước khi cơ sở sản xuất, lắp ráp hoặc nhập khẩu đưa xe ra thị trường tiêu thụ.

Để giúp độc giả có cái nhìn rõ ràng, đầy đủ khách quan hơn với các thông tin đưa ra trong dự thảo Thông tư nêu trên, VnMedia đã có cuộc trao đổi nhanh với ông Nguyễn Hữu Trí, Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam về một số vấn đề liên quan:

*Thưa ông, vì sao Cục Đăng kiểm, Bộ GTVT lại lên kế hoạch dán nhãn năng lượng cho xe ô tô con từ 7 chỗ ngồi trở xuống ? Thông lệ quốc tế có làm điều này hay không ?

- Việc dãn nhãn năng lượng được thực hiện theo quy định của Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm; Nghị định số 21/2011/NDD-CP ngày 29/3/2011 của Chính phủ và Quyết định số 51/2011/QĐ-TTg ngày 12/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo quy định thì việc dán Nhãn năng lượng chỉ áp dụng với xe từ 7 chỗ ngồi trở xuống được nhập khẩu, sản xuất lắp ráp mới. Dán nhãn năng lượng đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng, mục đích để bảo vệ người tiêu dùng, tiết kiệm năng lượng, nhiên liệu sử dụng cho phương tiện qua đó thúc đẩy các nhà sản xuất nghiên cứu đổi mới công nghệ chế tạo, áp dụng công nghệ tiên tiến trong chế tạo ô tô để sản xuất những xe tiêu thụ ít nguyên vật vật liệu và nhiên liệu. Tiết kiệm nhiên liệu còn góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường.

* Việc dán nhãn này ước tính chi phí hết bao nhiêu, do đơn vị nào chi trả?

- Việc dán Nhãn năng lượng do doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất lắp ráp thực hiện. Chi phí dãn nhãn không lớn đối với các sản phẩm nhập khẩu, sản xuất lắp ráp hàng loạt, vì theo đề xuất chỉ thực hiện kiểm tra đối với mẫu đại diện và là điều thuận lợi đối với các hãng sản xuất xe có đầu tư công nghệ, sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tốt, tính cạnh tranh cao.

*Dự kiến vị trí dán nhãn trên xe ? Với việc dán thêm một tem mới là tem thứ 3 này, nhiều người lo ngại đến khả năng quan sát, an toàn cũng như thẩm mỹ của xe. Ý kiến của ông về vấn đề này thế nào ?

- Nhãn năng lượng được dán cho xe trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ có mục đích xác nhận mức tiêu thụ nhiên liệu đối với kiểu loại xe đó. Nhãn năng lượng có thể được dán ở vị trí nào đó trên ca bin để người mua xe có thể xem, tham khảo, so sánh mức tiêu thụ nhiên liệu của xe mình quan tâm. Nhãn không phục vụ kiểm soát khi xe lưu thông trên đường, không nhất thiết phải dãn trên kính chắn gió phía trước.

Xin cảm ơn ông!

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Tem thứ 3 không buộc dán trên kính lái ô tô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO