Tính chung 11 tháng, xuất nhập khẩu và nhập siêu năm nay đã giảm so với cùng kỳ năm trước, nhưng cao hơn mức dự kiến đầu năm.
11 tháng năm nay so với 11 tháng năm trước xuất khẩu giảm 11,4% |
Mười tháng năm 2009, kim ngạch xuất khẩu đạt 46.606 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 55.053 triệu USD và nhập siêu 8.448 triệu USD, bằng 18,1% kim ngạch xuất khẩu. Bước sang tháng 11, kim ngạch xuất khẩu đạt 4,80 tỷ USD (giảm 4,5% so với tháng 10); kim ngạch nhập khẩu đạt 6,55 tỷ USD (giảm 1,1% so với tháng 10, thấp hơn tốc độ giảm của xuất khẩu), nên nhập siêu ở mức 1,75 tỷ USD (tăng 9,4% so với tháng 10 và bằng 36,6% kim ngạch xuất khẩu, cao gấp đôi tỷ lệ của 10 tháng).
Tính chung 11 tháng, xuất nhập khẩu và nhập siêu năm nay đã giảm so với cùng kỳ năm trước, nhưng cao hơn mức dự kiến đầu năm.
Như vậy, 11 tháng năm nay so với 11 tháng năm trước xuất khẩu giảm 11,4% (hay giảm 6.614 triệu USD), nhập khẩu giảm 17,9% (hay giảm 13.431 triệu USD), nhập siêu giảm 40,1% (hay giảm 6.817 triệu USD) và tỷ lệ nhập cũng giảm (19,8% so với 29,3%).
Như vậy, nước ta vẫn tiếp tục nhập siêu. Mà đã nhập siêu thì vẫn tiếp tục tác động tiêu cực đến cán cân thanh toán, tạo sức ép tăng tỷ giá. Cạnh đó, nhập siêu giảm so với cùng kỳ thì sức ép đối với cán cân thanh toán, đối với tỷ giá năm nay không phải chủ yếu đến từ nhập siêu, mà đến từ các yếu tố khác, trong đó có việc giảm nguồn cung từ đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp nước ngoài, kiều hối, du lịch,... và quan trọng hơn là tình trạng găm giữ ngoại tệ của các doanh nghiệp và cá nhân cùng với tâm lý lo ngại sự mất giá của đồng tiền quốc gia.
Vì vậy, cần phải có giải pháp hạn chế việc găm giữ ngoại tệ, tác động vào tâm lý là vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu để giải toả áp lực đối với tỷ giá; còn nhập siêu ngoài yếu tố tỷ giá còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, trong đó có yếu tố về cơ cấu, về thị trường, về giá cả và quan trọng nhất là hiệu quả sức cạnh tranh của sản xuất trong nước. Tỷ giá tăng có thể làm cho lượng xuất khẩu tăng, nhưng lại làm cho giá nhập khẩu tăng kép (vừa tăng do tính giá bằng USD, vừa tăng do tính bằng VND khi tỷ giá VND/USD tăng).
Tuy giảm so với cùng kỳ năm trước, nhưng nhập siêu đã vượt dự kiến từ đầu năm. Sau 11 tháng, mức nhập siêu đã lên đến gần 10,2 tỷ USD, cao hơn mức dự kiến cả năm; tỷ lệ nhập siêu lên đến 19,8%. Với mức nhập siêu như trên và có thể còn cao hơn trong tháng 12 tới thì cả năm có thể vượt qua mức 12 tỷ USD. Nguyên nhân và giải pháp kiềm chế nhập siêu cũng xuất phát từ xuất khẩu và nhập khẩu.
Về xuất khẩu, có yếu tố dầu thô: tháng 11 giảm 424 nghìn tấn, tương đương với 218 triệu USD, dùng để đưa vào Nhà máy lọc dầu Dung Quất ở trong nước. Trong 24 mặt hàng xuất khẩu chủ lực chỉ có 8 mặt hàng có kim ngạch tăng, gồm hoá chất và sản phẩm hoá chất, đá quý, kim loại quý và sản phẩm, chất dẻo, rau quả, cà phê, hạt tiêu, sắn và sản phẩm sắn, điện tử máy tính; 15 mặt hàng khác kim ngạch bị sụt giảm, trong đó giảm nhiều là dầu thô, cao su, giày dép, dây điện và cáp điện.
Tổng kim ngạch xuất khẩu vẫn còn giảm 11,4%; nếu tháng 12 tới chỉ đạt 4,8 tỷ USD thì cả năm chỉ đạt 56,2 tỷ USD, vẫn còn giảm ở mức hai chữ số - tức là không đạt được mức điều chỉnh tăng 3% và vẫn cao hơn tốc độ giảm theo dự kiến gần đây. Sự sụt giảm này vẫn có các nguyên nhân về cơ cấu xuất khẩu, về thị trường, về giá cả và quan trọng nhất vẫn là hiệu quả và sức cạnh tranh.
Về nhập khẩu, tuy giảm nhưng quy mô vẫn lớn hơn xuất khẩu. Trong các mặt hàng nhập khẩu, ngoài những mặt hàng thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu (như lúa mỳ, phân bón, chất dẻo, giấy, sợt dệt, bông, sắt thép,...). Đáng lưu ý, ô tô nguyên chiếc tăng khá cao (37%).
Nhập siêu đang có xu hướng tăng do nhu cầu cao hơn vào cuối năm nay cũng như đầu năm tới ; giá nhập khẩu cũng đang có xu hướng tăng dần. Chưa kể, do giá vàng trong nước cao hơn giá thế giới sẽ còn nhập khẩu vàng (hiện chưa tính vào tháng 11) và chưa kể nhập lậu