Nhà đầu tư Hàn Quốc: Từ bỏ sân golf?

ĐỖ HẢI| 31/10/2012 00:30

Mới đây, UBND TP. Đà Nẵng có quyết định xóa quy hoạch sân golf 18 lỗ (66ha) tại dự án Khu đô thị mới quốc tế Đa Phước, hay còn gọi là KĐT lấn biển Đa Phước.

Nhà đầu tư Hàn Quốc: Từ bỏ sân golf?

Mới đây, UBND TP. Đà Nẵng có quyết định xóa quy hoạch sân golf 18 lỗ (66ha) tại dự án Khu đô thị mới (KĐTM) quốc tế Đa Phước, hay còn gọi là KĐT lấn biển Đa Phước.

Đọc E-paper

Sân golf Long Thành

Daewon có "tạm biệt" dự án Đa Phước?

Mới đây, UBND TP. Đà Nẵng có quyết định xóa quy hoạch sân golf 18 lỗ (66ha) tại dự án Khu đô thị mới (KĐTM) quốc tế Đa Phước, hay còn gọi là KĐT lấn biển Đa Phước.

Do điều kiện kinh tế khó khăn, chủ đầu tư là Daewon Cantavil (Hàn Quốc) xin chủ trương và được Thành phố đồng ý xóa quy hoạch để chuyển sang hướng phát triển đô thị. Thành phố cũng yêu cầu nhà đầu tư (NĐT) giữ lại một phần diện tích để xây dựng sân tập golf, đồng thời, TP. Đà Nẵng cũng thu hồi 10ha để làm công viên phần mềm.

KĐT lấn biển Đa Phước, với quy mô 204ha (bao gồm các hạng mục: sân golf 18 lỗ, 8.500 căn hộ chung cư, resort, khách sạn 5 sao, cao ốc văn phòng...) được xem là KĐT lấn biển lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm này, khởi công xây dựng từ tháng 2/2008 và tổng vốn đầu tư lên đến 300 triệu USD.

Trước thông tin Daewon Cantavil xin rút khỏi dự án sân golf, ông Park Hee Hong, Giám đốc Phát triển Kinh doanh Công ty TNHH Daewon Cantavil lại cho rằng, thông tin này chưa chính xác. "Chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển dự án ở đây", ông Park nói.

Ngoài ra, đại diện này cũng cho hay, gần đây, TP. Đà Nẵng có yêu cầu họ giao lại 10ha nằm ngoài khu đất đã được lên kế hoạch làm sân golf để xây dựng công viên phần mềm. "Về cơ bản, chúng tôi đồng ý và đang xem xét điều chỉnh quy hoạch dự án KĐTM quốc tế Đa Phước.

Chúng tôi sẽ thảo luận với phía TP. Đà Nẵng sau khi đã thực hiện điều chỉnh", ông Park Hee Hong chia sẻ. Chỉ tính riêng dự án này, phía Daewon Cantavil cho biết đã giải ngân hơn 30 triệu USD cho công tác xây dựng cơ sở hạ tầng. Cụ thể, NĐT này đã hoàn thành giai đoạn 1 (xây kè lấn biển và những công trình cải thiện hạ tầng khác) cho 87 ha/204ha.

Đồng thời, năm 2010, Daewon cùng một đối tác địa phương đã xin được giấy phép đầu tư cho công ty liên doanh để triển khai 28ha/87 ha xây dựng biệt thự và nhà phố. Hơn nữa, theo Daewon, họ đã hoàn chỉnh xây kè lấn biển và cơ sở hạ tầng 24ha giao lại cho TP.Đà Nẵng làm công viên và trung tâm văn hóa.

Khi được hỏi, trong tình hình thị trường hiện nay, liệu Daewon có tính đến phương án rút lui hoàn toàn khỏi dự án KĐTM quốc tế Đa Phước, hoặc chuyển nhượng bớt một vài dự án mà Daewon tham gia đầu tư tại Việt Nam?

Ông Park cho biết, đối với dự án Tây Hồ Tây 207ha tại TP. Hà Nội, Daewon cùng các đối tác khác đã chuyển nhượng cổ phần tại Công ty Phát triển THT (chủ đầu tư dự án Tây Hồ Tây) cho Công ty Xây dựng Daewon (Daewon Construction Company), một công ty dẫn đầu trong liên doanh theo Quy định về chuyển nhượng phần vốn góp vào tháng 3/2011.

Ngoài ra, trong thời gian qua, Daewon Cantavil cũng đã chuyển nhượng toàn bộ dự án Cantavil Đà Nẵng tại quận Hải Châu cho một đối tác khác để tập trung "lực" cho dự án KĐTM quốc tế Đa Phước.

Tính đến nay, tại thị trường Việt Nam, NĐT Hàn Quốc này đã hoàn tất đầu tư giai đoạn 1 dự án căn hộ Cantavil An Phú (quận 2) và dự án căn hộ Cantavil Hoàn Cầu với hơn 88.000m2 sàn, đồng thời đang tiến hành giai đoạn 2 khu căn hộ và trung tâm thương mại Cantavil An Phú với 94.000m2 sàn xây dựng.

200ha
Từ 8 dự án sân golf, khu đô thị (có sân golf) được cấp năm 2007, đến nay, Long An chỉ còn duy nhất 1 dự án sân golf 200ha tại huyện Đức Hòa.

Từ bỏ giấc mộng sân golf

Không riêng gì Daewon, trong thời gian qua, không ít NĐT Hàn Quốc "theo đuổi" dự án lớn, có sân golf đã phải "chịu trận".

Cụ thể như trường hợp Công ty TNHH Phát triển GS Củ Chi (thuộc Tập đoàn GS E&C, Hàn Quốc) đã chuyển nhượng 95% cổ phần tại dự án sân golf Củ Chi (TP.HCM) cho Tập đoàn C.T Group (Việt Nam) vào quý I/2012, với giá trị 24 triệu USD.

Toàn bộ số tiền nhận chuyển nhượng được GS "san sẻ” cho các khoản đầu tư khác tại Việt Nam, trong đó có dự án đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành Đai Ngoài.

Hay như bức tranh năm 2007, nếu các NĐT Hàn Quốc đổ xô về Long An để đầu tư KĐT, sân golf thì đến thời điểm này, nhiều người trong số họ đã xin "thoái lui", số còn lại xin chuyển mục đích sử dụng cho dự án.

Điển hình, vào ngày 17/4/2012, tỉnh Long An đã có quyết định thu hồi dự án KĐTM và sân golf 200ha (trong đó có 42ha tái định cư) do Công ty CP Việt Hàn đầu tư tại xã Long Hậu và Phước Lại, huyện Cần Giuộc.

Theo ông Lê Công Đỉnh, Phó giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Long An, nguyên nhân của việc thu hồi là do dự án chậm triển khai và NĐT có văn bản xin rút khỏi dự án bởi những khó khăn về tài chính.

Ngoài ra, theo quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt năm 2009, tỉnh Long An cũng đã thu hồi dự án sân golf 280ha tại huyện Thủ Thừa do Công ty Tân Thành Long An với Công ty TNHH Genuwin D&C (thuộc Genuwin Group, Hàn Quốc) làm chủ đầu tư.

Song, cũng trong năm 2009, Genuwin D&C lại được UBND tỉnh Tiền Giang cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án Tien Giang Golf Course & Resort 270ha (bao gồm các hạng mục sân golf 36 lỗ, khách sạn 5 sao, khu vui chơi giải trí...) tại huyện Tân Phước (cạnh đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương), với tổng vốn trên 1.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, đến thời điểm này, NĐT vẫn trong giai đoạn tìm kiếm thêm đối tác để cùng triển khai dự án (đối tác có thể tham gia dưới dạng phát triển toàn bộ, một phần dự án hoặc góp vốn...).

Như vậy, từ 8 dự án sân golf, khu đô thị (có sân golf) được cấp năm 2007, đến nay, Long An chỉ còn duy nhất 1 dự án sân golf 200ha tại huyện Đức Hòa do Công ty CP Đầu tư Quốc tế C.S.Q đầu tư!

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Nhà đầu tư Hàn Quốc: Từ bỏ sân golf?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO