Có thể hợp đồng vay ngoài ngân hang

01/07/2008 04:28

Hiện nay, lãi suất ngân hàng ngày càng cao, việc xem xét cho vay lại siết chặt, thủ tục khó khăn khiến các doanh nghiệp đang thiếu vốn để đầu tư, triển khai các dự án, nhất là dự án nhà - đất. Đã có nhiều giải pháp để các doanh nghiệp tìm nguồn vốn phục vụ kinh doanh như vốn góp của cổ đông, vay ngân hàng, phát hành trái phiếu... Hiện nay còn có nguồn vốn khác được huy động theo Luật Dân sự cũng rất khả thi, nếu vận dụng tốt sẽ đáp ứng được cơn khát vốn của các chủ đầu tư dự án.

Có thể hợp đồng vay ngoài ngân hang

Hiện nay, lãi suất ngân hàng ngày càng cao, việc xem xét cho vay lại siết chặt, thủ tục khó khăn khiến các doanh nghiệp đang thiếu vốn để đầu tư, triển khai các dự án, nhất là dự án nhà - đất. Đã có nhiều giải pháp để các doanh nghiệp tìm nguồn vốn phục vụ kinh doanh như vốn góp của cổ đông, vay ngân hàng, phát hành trái phiếu... Hiện nay còn có nguồn vốn khác được huy động theo Luật Dân sự cũng rất khả thi, nếu vận dụng tốt sẽ đáp ứng được cơn khát vốn của các chủ đầu tư dự án.

Doanh nghiệp đang rất cần nguồn tài chính để triển khai những dự án, nhất là dự án nhà, đất -Ảnh: Quý Hòa


TRÁI PHIẾU KHÔNG ĐƯỢC THÌ LẬP HỢP ĐỒNG VAY!


Phát hành trái phiếu là một hình thức huy động vốn để thực hiện dự án của các doanh nghiệp trong bối cảnh tín dụng ngân hàng đang bị thắt chặt như hiện nay. Tuy nhiên hình thức này không dễ thực hiện, nhất là đối với các doanh nghiệp mới thành lập vì không đủ các điều kiện để phát hành trái phiếu như qui định của Nghị định 52/2006 NĐ-CP. Mặt khác về khía cạnh quản lý tài chính thì hình thức huy động bằng trái phiếu cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải có kế hoạch chi tiết mang tính khả thi được duyệt bởi những cấp thẩm quyền thì mới triển khai được.


Có một giải pháp linh động, dễ thực hiện hơn: Hợp đồng vay tài sản (theo các điều từ 471-478 Bộ luật Dân sự 2005). Theo các điều luật này người vay (doanh nghiệp huy động vốn) có quyền thỏa thuận điều kiện vay tài sản (tiền) với bên cho vay như số tiền, lãi suất, thời gian vay.


Tuy nhiên doanh nghiệp vay không được đưa điều kiện hứa bán tài sản hình thành từ dự án cho người cho vay vào hợp đồng chính, do qui định của Luật Kinh doanh bất động sản (một số doanh nghiệp đã phát hành trái phiếu vừa qua vướng quy định này). Nhưng nếu hai bên lập phụ lục hợp đồng nêu rõ khi đến thời điểm trả nợ mà bên vay có tài sản (bất động sản được hình thành từ dự án của họ) tương ứng với trị giá vay thì người cho vay có quyền lựa chọn giữa lấy tài sản có giá trị tương ứng (bất động sản) hay lấy lại tài sản (tiền) đã cho vay, điều này cũng có thể giải quyết về mặt pháp lý.


CÓ LỢI CHO HAI BÊN


Cũng cần nói rõ, tính pháp lý trên hợp đồng chính chỉ thuần túy là quan hệ vay trả đúng đối tượng hợp đồng (tiền), còn phụ lục chỉ mang tính bổ sung điều kiện, dù có lợi cho người cho vay, nhưng thực tế đòi hỏi người vay (doanh nghiệp) phải có uy tín nhất định mới có thể thuyết phục được người cho vay chấp nhận hợp đồng.


Xét về hiệu quả kinh tế của việc vay và cho vay trong hợp đồng vay tài sản trong điều kiện hiện nay thì phương thức này hoàn toàn có lợi cho cả hai bên. Vì theo qui định của điều 476 Bộ luật Dân sự 2005 thì lãi suất trong loại hợp đồng vay tài sản tối đa chỉ bằng 150% của lãi suất cơ bản do ngân hàng nhà nước công bố.

Mà hiện tại lãi suất cơ bản do ngân hàng nhà nước công bố là 14%/năm, suy ra mức lãi suất tối đa của hợp đồng vay tài sản là 21%/năm, đây là lãi suất tương đối hấp dẫn cho cả hai bên nếu xét trên khía cạnh thực hiện dự án. Bởi người cho vay được lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng, còn bên vay chịu lãi suất thấp hơn tiền vay ngân hàng.


Đây cũng chưa phải là giải pháp hoàn hảo nhất nhưng cũng có thể là một lối ra cho các doanh nghiệp đang khát vốn để tiếp tục các dự án dang dở. Điều còn lại vẫn là sự tỉnh táo và ngay tình cần thiết của các doanh nghiệp vay cũng như bản thân người cho vay.


LS CAO TIẾN ĐẠT

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Có thể hợp đồng vay ngoài ngân hang
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO