Trong đó, người dùng Moca hiện có tần suất sử dụng ví thường xuyên nhất. Trung bình mỗi ngày, người dùng Moca thực hiện 2,2 giao dịch, cao hơn người dùng MoMo với 2,0 giao dịch và người dùng ZaloPay với 1,6 giao dịch. Về giá trị giao dịch, người dùng MoMo có số chi tiêu bình quân trong ngày là 520.000 đồng, theo sau là người dùng Moca với giá trị giao dịch trung bình trong ngày là 506.000 đồng và ZaloPay là 441.600 đồng.
Xét về mức độ hài lòng khi sử dụng, Moca, MoMo và ZaloPay có số điểm gần như ngang nhau. Tuy nhiên, việc ít gặp lỗi khi thanh toán đã tác động nhiều nhất lên sự hài lòng của người dùng đối với ví MoMo và Moca, trong khi yếu tố “dễ sử dụng” lại là lợi thế của ZaloPay. Theo đó, 95% khách hàng sử dụng Moca nói rằng họ vẫn tiếp tục sử dụng ví này cho dù không có khuyến mãi. Tỷ lệ này của MoMo là 89% và ZaloPay là 84%.
Theo kết quả nghiên cứu, có 6 yếu tố chính tác động đến quyết định lựa chọn thương hiệu ví điện tử của người dùng bao gồm: giao diện thân thiện, dễ sử dụng, có chương trình khuyến mãi đa dạng, thường xuyên; an toàn và bảo mật, liên kết với nhiều ngân hàng khác nhau, được chấp nhận thanh toán tại quầy ở nhiều nơi; đa dạng về các loại dịch vụ thanh toán.
Tại Việt Nam, tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán chỉ mới đạt được 14%, theo nhận định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tạo ra sân chơi tiềm năng giúp các thương hiệu ví điện tử phát triển và dần thay đổi thói quen thanh toán bằng tiền mặt của đại đa số người dân Việt Nam. Các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, trong đó bao gồm ví điện tử, theo đó sẽ ngày càng trở thành xu thế thanh toán được nhiều người dùng ưa chuộng.