Mô hình Quảng Đông

P.V| 15/11/2012 03:50

Đất nước đang phát triển nhanh nhất thế giới cần một thay đổi căn bản mô hình tăng trưởng kinh tế. Đây là nhiệm vụ được trao lại cho thế hệ lãnh đạo thứ 5 với những cái tên như Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường.

Mô hình Quảng Đông

Đất nước đang phát triển nhanh nhất thế giới cần một thay đổi căn bản mô hình tăng trưởng kinh tế. Đây là nhiệm vụ được trao lại cho thế hệ lãnh đạo thứ 5 với những cái tên như Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường.

Đọc E-paper

Trung Quốc đang trải qua cuộc chuyển giao quyền lực lớn nhất trong 30 năm qua

“Đến năm 2049 Trung Quốc sẽ thành đất nước giàu có, dân chủ và hùng cường” - đây là tuyên bố của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tại lễ khai mạc Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Bắc Kinh. Theo ông, hiện nay TQ là “đất nước đang phát triển lớn nhất thế giới mà trong thời gian dài vẫn sẽ ở thời kỳ đầu của chủ nghĩa xã hội”.

Lãnh đạo TQ đặt ra mục tiêu: đến năm 2020, GDP và thu nhập bình quân đầu người phải tăng gấp đôi so với năm 2010. Ông Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh “nhiệm vụ này là khả thi nếu thay đổi căn bản mô hình kinh tế của TQ”.

Cơ sở của mô hình mới là nền kinh tế chuyển hướng sang tiêu dùng trong nước. Đây chính là nhiệm vụ của ban lãnh đạo mới của TQ phải thực thi nhằm đạt được mục tiêu 2049. Được tuyển chọn từ cả chục năm trước, hai ông Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường sẽ là tiêu biểu cho thế hệ lãnh đạo thứ 5 trong vai trò Tổng bí thư và Thủ tướng.

Di sản mà thế hệ lãnh đạo mới này nhận được bao gồm thành tựu và cả hậu quả mà thế hệ ông Hồ Cẩm Đào - Ôn Gia Bảo để lại sau sau 10 năm. Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng mạnh trong 10 năm qua và vượt xa các cường quốc kinh tế đi trước như Anh, Đức, Nhật.

Tuy nhiên, TQ càng phát triển lại càng đào sâu những hố sâu khoảng cách trong xã hội như giàu nghèo, bất công, ô nhiễm môi trường... khiến tương lai tăng trưởng bền vững của TQ bị đe dọa nghiêm trọng.

Từ thế hệ Giang Trạch Dân, Chu Dung Cơ, đến thế hệ Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo đều chủ trương tập trung quyền lực kinh tế và chính trị về trung ương để tái phân bố lại phương tiện cho các tỉnh nghèo. Nhưng chính sách này lại gây ra tình trạng phát triển không cân đối khi TQ rơi vào tình trạng “nhất quốc tam kinh” với ba nền kinh tế không phát triển đồng đều: vùng duyên hải; các tỉnh lạc hậu bị trong lục địa; và khu vực hoang vu biên giới.

Theo giáo sư Francois Godement, Trường Chính trị Paris, từ kinh nghiệm cá nhân khi công tác tại các tỉnh phía Tây Trung Quốc, ông Hồ Cẩm Đào đã nhận diện được những đổ vỡ xã hội ngày càng lớn dần đối với khu vực nông thôn, với những người nhập cư, với những tỉnh nằm sâu trong lục địa.

Thế hệ lãnh đạo Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường đứng trước mâu thuẫn trong cách giải quyết những vấn đề trên: Một mặt muốn TQ phải tăng trưởng mạnh và tiếp tục hội nhập vào môi trường quốc tế để có thể cạnh tranh thắng lợi với các quốc gia đã công nghiệp hóa.

Mặt khác phải ưu tiên cải cách để thăng tiến nông thôn và các tỉnh nghèo, và tài nguyên thu thập được từ các tỉnh hướng ngoại và các thành phố phải được phân bổ đều hơn để có được mạng lưới an sinh xã hội cho dân nghèo.

Và vì môi trường quốc tế không còn thuận lợi, các vấn đề kinh tế này càng trở thành trầm trọng hơn vào những năm tới. Trong hoàn cảnh đó, việc cải tổ và chuyển hướng để thoát cơn khủng hoảng do thế hệ trước để lại là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn.

“Giải mã” các thông điệp trong bài diễn văn của ông Hồ Cẩm Đào, nhiều nhà kinh tế tin rằng TQ đang kêu gọi nới lỏng sự kiểm soát của nhà nước trong các lĩnh vực quan trọng như tài chính, năng lượng và viễn thông và trao nhiều cơ hội hơn cho khối kinh tế tư nhân. Theo xu hướng này thì các nhà kinh tế cho rằng TQ đang thận trọng thử nghiệm “mô hình Quảng Đông” thay cho “mô hình Trùng Khánh”.

Mô hình Quảng Đông nhấn mạnh tới sự tồn tại của nhiều công ty tư nhân, cả nội địa và nước ngoài, dành nhiều không gian cho các ý tưởng sáng tạo, gắn với các lĩnh vực giáo dục, y tế và phát triển xã hội. Trong khi đó, mô hình Trùng Khánh tập trung vào sức mạnh nhà nước thông qua các các tập đoàn đa quốc gia, các công ty lớn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Mô hình Quảng Đông
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO