Lại phải nuôi chim sẻ

AN PHƯƠNG| 10/06/2009 08:37

Một thời làng Lệ Mật nườm nượp khách nội thành Hà Nội kéo sang ăn rắn. Ăn riết rồi hết rắn trong thiên nhiên. Cùng với rắn là mèo, với tên gọi mới “tiểu hổ” rất chi là “kiếm hiệp”, bị đưa lên bàn nhậu, không chỉ bàn nhậu trong nước mà còn chễm chệ trong các tửu quán bên Trung Hoa, đến nỗi muốn nghe một tiếng mèo kêu cũng khó kiếm.

Lại phải nuôi chim sẻ

Một thời làng Lệ Mật nườm nượp khách nội thành Hà Nội kéo sang ăn rắn. Ăn riết rồi hết rắn trong thiên nhiên. Cùng với rắn là mèo, với tên gọi mới “tiểu hổ” rất chi là “kiếm hiệp”, bị đưa lên bàn nhậu, không chỉ bàn nhậu trong nước mà còn chễm chệ trong các tửu quán bên Trung Hoa, đến nỗi muốn nghe một tiếng mèo kêu cũng khó kiếm.

Lúc này mà doanh nhân nào chịu khó đầu tư nuôi chim sẻ thì ắt lợi nhiều đường.

Cùng với rắn và mèo bị “diệt chủng”, chuột phát triển nhiều đến mức mỗi ngày, riêng tỉnh An Giang “thu hoạch” vài ba tấn chuột. Chuột nhiều đến mức, ở các tỉnh phía Bắc, chính quyền phải cấp tiền cho dân, cứ mỗi con mấy chục ngàn đồng để “tái nuôi mèo”. Nay thì số lượng mèo có tăng lên nhưng chuột nhà vẫn cứ vểnh râu thách thức mèo. Rắn trong thiên nhiên thì sanh thêm con nào bị tóm con đó, vì có giá rất cao, đến cả triệu đồng một kg hổ chúa, mai gầm, nên dù rắn nuôi phát triển ồ ạt, chuột đồng vẫn vô tư gặm mất 1/10 sản lượng lương thực do dân Việt Nam làm ra.

Trong lúc các nhà khoa học lo lắng việc mất cân bằng sinh thái do mèo và rắn bị mua bán vượt quá xa mức sinh sản và hậu quả thì đã nhởn tiền, thì Hà Nội lại rộ lên phong trào nhậu chim sẻ. Nói là “rộ lên phong trào” vì trước đây người ta cũng có nhậu chim sẻ, nhưng muốn có nhiều, phải lên mạn Bắc Ninh, nay thì bất kỳ quán nhỏ quán to nào ở Hà Nội mở rộng, muốn chim sẻ rán hoặc nướng ăn tại chỗ hay mang về nhà thì cứ 2.000 đồng một con, bao nhiêu cũng có.

Bạn Thái Hà Nhân, một cư dân thủ đô tỉ mẩn tính, để đáp ứng hiệu suất lao động, mỗi người bán chim phải có doanh thu ít nhất 100 ngàn đồng/ngày, vị chi mỗi ngày người đó giết 50 con chim sẻ. 50 người bán thì sẽ có 250 con chim bị giết. Trong một tuần liên tục, số chim bị giết sẽ là 7x250 bằng 1.750 con. Với người mua, chắc cũng không dưới 10 ngàn đồng, bằng 5 con, hoặc hơn, 20 con chẳng hạn. Với 10 gia đình như vậy, số chim sẻ bị giết sẽ là 200 con/ngày. Vậy là, mỗi ngày có đến hàng ngàn con chim sẻ bị giết. Và nếu tính từ khi bắt đầu có cơn sốt này đến thời điểm hiện tại, trong khoảng 2 tháng, số chim sẻ bị giết lên tới hàng vạn.

Người ta bắt ở đâu ra ngần ấy con chim sẻ để giết thịt? Tất cả là bẩy trong thiên nhiên vì cả nước chưa ai có sáng kiến nuôi công nghiệp loại chim này.

Nhớ thời kỳ “đại nhảy vọt” ở một nước láng giềng, người ta phát động toàn dân giết tỷ tỷ con chim sẻ để bảo vệ mùa màng, bảo vệ đâu chưa thấy, chỉ thấy sâu bệnh phát triển thành đại dịch. Chim sẻ chỉ nhặt hạt rụng hạt rơi, còn khẩu phần ăn của chúng không thể thiếu sâu bọ phá hoại mùa màng. Bây giờ đến lượt nước ta, dù chẳng ai “phát động” thì việc tiêu diệt chim sẻ đang là một tại họa cho loại chim bé nhỏ tội nghiệp này, đang là một tai họa trong việc bảo vệ cây lúa, cây ngô...

Lúc này mà doanh nhân nào chịu khó đầu tư nuôi chim sẻ thì ắt lợi nhiều đường. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Lại phải nuôi chim sẻ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO