Tuyển nhân sự: Những sai lầm thường gặp

12/07/2009 07:00

Trong kinh doanh, việc tuyển nhân sự không đơn giản. Thậm chí những doanh nghiệp "lão làng" vẫn gặp phải những lỗi lầm trong việc xây dựng đội ngũ (team).

Tuyển nhân sự: Những sai lầm thường gặp

Xây dựng một đội ngũ chưa bao giờ dễ dàng. Lướt thoáng qua các đội tuyển thể thao trên toàn thế giới chúng ta sẽ thấy điều này. Các huấn luyện viên đến rồi đi, cầu thủ tự do tìm kiếm đội tuyển mới, các chủ sở hữu tha hồ kí hợp đồng với cầu thủ mới miễn là họ phù hợp với vị trí trong đội tuyển trong giới hạn khoản chi phí được trao.

Xây dựng một đội ngũ chưa bao giờ dễ dàng.

Trong kinh doanh, công việc cũng khó khăn tương tự. Thậm chí những doanh nghiệp "lão làng" vẫn gặp phải những lỗi lầm trong việc xây dựng đội ngũ (team). Tuy vậy, không giống các doanh nghiệp mới khởi nghiệp, những công ty lớn có khả năng bù đắp lại sai lầm này mà không ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động của mình.

Thật không may, những công ty khởi nghiệp không có tấm đệm lợi nhuận đó để "đỡ" những sai lầm trong tuyển nhân sự. Điều đó đặc biệt đúng với những doanh nghiệp nhỏ, nơi một người không phù hợp đồng nghĩa với 25% hoặc 50% đội ngũ gặp phải vấn đề lớn.

Vẫn còn may mắn là có một số quy tắc tuyển nhân sự dành cho người khởi nghiệp. Hầu hết các vấn đề xảy ra khi doanh nghiệp cố gắng tìm kiếm cơ hội để giảm chi phí hoặc không có tầm nhìn rõ ràng về chính hoạt động của mình ở hiện tại và hướng đi tương lai.

Dưới đây là những sai lầm phổ biến khi tuyển nhân sự mà các doanh nghiệp mới hay mắc phải.

1. Thuê một người do quen biết. Đó là bạn bè, đồng nghiệp cũ, người trong gia đình hay con cái của chính bạn. Đối với chồng thì có thể thuê chính vợ của mình và ngược lại, kể cả thuê làm bán thời gian. Điều cần thiết ở đây là phải có mục tiêu cụ thể và trách nhiệm trong công việc. Bạn bè và người thân thường nghĩ họ phải được đối xử theo tiêu chuẩn khác. Các mâu thuẫn có thể phát sinh chính từ sự "ưu ái" khác biệt này.

2. Thuê một người để giúp đỡ họ. Một số chủ doanh nghiệp rất đồng cảm với những người gặp khó khăn. Trở thành "vị cứu tinh" giúp đỡ người khác có thể không có lợi gì cho việc kinh doanh của bạn. Thay vào đó, nên thuê những người có khả năng tạo ra giá trị cho doanh nghiệp của bạn. Đó là những người nhiệt huyết và có tâm nguyện làm việc lâu dài. Họ là những người sẽ không gặp phải khó khăn hoặc chờ đợi để chộp giật cơ hội khi gặp khó khăn.

3. Một người trở thành đối tác của công ty vì không đủ tài chính để thuê anh ta. Điều hành một doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân là rất khó khăn, nhưng điều đó không có nghĩa là thêm một đối tác sẽ giúp công việc dễ dàng hơn. Bạn cần cân nhắc kĩ trong vấn đề này.

Việc hợp tác với anh ta và ăn 50-50 là rủi ro, bởi vì anh ta có thể chẳng tâm huyết gì với công việc; nếu thất bại thì chỉ có bạn chịu thiệt. Một phương án khác là thuê anh ta làm dự án và chả phí. Trước hết hãy kí thỏa thuận với nhau, vì vậy gặp rắc rối có thể hủy hợp đồng trong khi vẫn đảm bảo rằng 100% công ty hoàn toàn là của bạn.

4. Thuê một người "biết tuốt". Phương pháp này là tốt đối với người chủ sở hữu, nhưng trong kinh doanh có những chức năng công việc nhất định cần phải trao cho những người có chuyên môn.

Thay vì thuê một người vừa làm công việc kế toán vừa quản lý chung, bạn hãy coi đây là những công việc khác nhau và cần 2 người khác nhau.

Thực tế là hầu hết mọi người đều không có chuyên môn trong nhiều việc. Ngay cả khi một người có thể làm tốt 3 việc, nếu giao cho anh ta 3 việc cùng một lúc, năng suất sẽ kém hơn nhiều so với 3 người làm riêng. Điều gì xảy ra nếu người "biết tuốt" đó nghỉ ốm hoặc nghỉ phép đột xuất?

Thay vì thuê một người "biết tuốt", bạn hãy thuê những người có khả năng làm một công việc cụ thể với những kĩ năng nhất định. Người đó mặc dù không giỏi, nhưng mức lương trả cho anh ta lại thấp và anh ta phải làm khá nhiều thời gian. Số công việc người này làm có thể giúp nhẹ bớt áp lực cho người khác, từ đó công ty có nhiều thời gian hơn để tập trung làm việc khác. Hơn thế nữa khoản chi phí tiết kiệm được cũng rất hữu ích.

5. Không biết rõ cần tuyển nhân sự để làm việc gì. Bạn chỉ tuyển người vì thích tuyển, hoặc tuyển người vào để "dẹp" bớt sự lộn xộn bên trong - đó không phải là chiến lược tuyển người - nó chỉ tạo thêm lộn xộn.

Hãy xác định công việc cụ thể cho vị trí cần tuyển. Việc làm này không chỉ giúp bạn tránh thuê phải những người không hiệu quả, mà bạn sẽ thực sự hấp dẫn những người tạo giá trị gia tăng cho doanh nghiệp.

6. Thuê người để làm công việc bạn ghét. Không phải vì bạn không thích công việc đó là kiếm bất cứ ai để "thế chân" mình trong khi bạn có thể tự mình làm được. Nói tóm lại, đừng thuê một nhân viên kế toán nếu bạn biết cách tính toán sổ sách. Nếu đó là một người "chẳng ra gì", mọi thứ sẽ sai một li đi một dặm.

Trong trường hợp này, bạn hãy vừa làm công việc vừa tìm kiếm một người tốt thực sự. Doanh số bán hàng tăng lên sẽ bù đắp cho vị trí kế toán mà bạn sắp thuê.

Tuyển người là công việc tìm kiếm những kĩ năng, tính cách và quan điểm phù hợp với tầm nhìn và sứ mệnh chung của doanh nghiệp. Tất cả những gì cần làm là hãy cân nhắc thận trọng và tránh những sai lầm "để đời".

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Tuyển nhân sự: Những sai lầm thường gặp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO