Vì đâu tiền lại chạy vào các tài sản rủi ro?

Gia Lê| 29/04/2020 00:00

Bốn mươi lăm năm thống nhất đất nước, dưới góc nhìn của doanh nghiệp (DN) nước ngoài, Việt Nam đang có cuộc trở mình đầy ngoạn mục ở tất cả mọi mặt, đặc biệt là sự phát triển kinh tế.

Vì đâu tiền lại chạy vào các tài sản rủi ro?

Chỉ trong một tháng qua, bất chấp số người nhiễm bệnh và chết vì virus corona chủng mới cứ tăng lên, chứng khoán Mỹ lại có giai đoạn phục hồi ấn tượng, với chỉ số Dow Jones leo một mạch từ vùng 18.600 điểm lên hơn 24.000 điểm, tăng xấp xỉ 30% và chỉ còn cách đỉnh cao vùng 29.000 điểm 18%.

Tác động của dịch Covid-19 có thể khiến không ít người khó hiểu, khi chưa được kiềm chế, xã hội bị phong tỏa, cách ly, kinh tế khốn đốn mà chứng khoán Mỹ vẫn cứ duy trì đà phục hồi ấn tượng. Đây cũng là diễn biến chung của phần lớn thị trường chứng khoán toàn cầu, khi chịu sự ảnh hưởng không nhỏ từ chứng khoán Mỹ.

Nhiều người cho rằng đây là hiện tượng "cú nảy của con mèo chết", tức sau khi thị trường trải qua giai đoạn bán tháo và chìm sâu, sẽ có những lúc bật mạnh trở lại. Vì vậy, một số chuyên gia phân tích cho rằng, các đợt phục hồi vừa qua có thể tiềm ẩn bẫy tăng giá, và thị trường có thể đảo chiều bất cứ lúc nào để tiếp tục xu hướng giảm giá.

Dù vậy, không thể chối cãi rằng, đợt phục hồi vừa qua, thị trường đã nhận được không ít thông tin hỗ trợ. Đầu tiên là những cam kết về chính sách tiền tệ và tài khóa nới lỏng vô hạn định của các chính phủ, với hàng nghìn tỷ USD sẽ được bơm ra và đẩy các nền kinh tế "ngập trong tiền". Trong bối cảnh đó, rủi ro tiền tệ mất giá trị và các loại tài sản tăng giá là điều có thể thấy trước, ngay cả đối với những kênh đầu tư thuộc loại rủi ro như chứng khoán.

Link bài viết

Thực tế cho thấy, thời gian qua là giai đoạn hiếm hoi mà cả tài sản an toàn như vàng và rủi ro như chứng khoán đang song hành tăng cùng chiều. Giá vàng giao ngay vào đầu tuần này đã tiếp cận trở lại mốc kháng cự 1.700 USD/oz và được dự báo sẽ sớm thiết lập các đỉnh mới.

Tuy nhiên, nhìn vào giá dầu - một loại hàng hóa được giao dịch theo dạng hợp đồng giao sau, rớt về dưới mức 0 gần đây do kho lưu trữ đã không còn chỗ, không ít nhà đầu tư đang lo ngại những kịch bản tương tự cho các hợp đồng kỳ hạn đối với những loại hàng hóa khác.

Yếu tố thứ hai là dịch bệnh tại Mỹ và châu Âu dường như đã tìm thấy đỉnh, sau các biện pháp cách ly và phong tỏa được thực thi mạnh mẽ. Khi thị trường chìm sâu trong các đợt bán tháo vì lo ngại dịch bệnh lây lan, giới phân tích từng nhận định, một khi dịch bệnh tìm thấy đỉnh thì chứng khoán cũng tìm thấy đáy. Vì vậy, không ít nhà đầu tư đã mạnh dạn rót tiền vào các thị trường tài chính khi dự báo đỉnh của dịch bệnh đã được xác lập.

Yếu tố thứ ba, cũng quan trọng, nhất trong tình hình hiện nay, những thông tin về tiến độ thử nghiệm các loại vắc xin chống SARS-CoV-2, phác đồ điều trị Covid-19 đang tiến triển khả quan. Đơn cử như thuốc điều trị Covid-19 của Gilead được thử nghiệm lâm sàng cho kết quả tốt với phần lớn bệnh nhân, khi nhiều người bị sốt và có vấn đề với hệ hô hấp đều hồi phục nhanh và có thể ra viện trong vòng một tuần. Trong khi đó, một số vắc xin chống SARS-CoV-2 được cho có thể tung ra vào tháng 9 tới. .

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Vì đâu tiền lại chạy vào các tài sản rủi ro?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO