Thương lái - mắt xích quan trọng trong lưu thông

CÁC NGỌC| 04/02/2010 09:03

Chỉ có 13 xã trong huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang trồng được đúng loại vú sữa Lò Rèn (loại này trồng đại trà đầu tiên ở xã Vĩnh Kim, nên còn được gọi là vú sữa Vĩnh Kim)...

Thương lái - mắt xích quan trọng trong lưu thông

Việt Nam, đất nước có hơn 80% dân số sống bằng nghề nông, hàng hóa do nông dân sản xuất ra đóng góp một phần đáng kể vào sự tăng trưởng ngoạn mục của kinh tế đất nước trong nhiều năm qua, thế nhưng, tại sao đời sống của nông dân vẫn bấp bênh, trúng mùa cũng chẳng được vui?

Toàn cảnh hội thảo, hơn 30 cộng tác viên đến từ các cơ quan truyền thông, các hội văn học nghệ thuật các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã về tham dự buổi họp mặt.

Từ lâu, dư luận vẫn cho rằng, nông dân khổ là do bao nhiêu lợi nhuận “rơi” vào túi thương lái, bị “ép giá” khi bán hàng hóa do thiếu vốn để quay vòng sản xuất, thiếu kho tàng…Thậm chí, thương lái còn bị gán cho những tên gọi thiếu tôn trọng như bọn “con buôn”, “con phe”, “kẻ trục lợi”, “cơ hội”…

Dù vậy, những người am hiểu về nông thôn và các chuyên gia kinh tế đều thừa nhận, trong tình trạng sản xuất nông nghiệp còn ở quy mô nhỏ lẻ và manh mún, không thể thiếu vai trò của thương lái trong hệ thống lưu thông, phân phối, không chỉ với nông, lân thủy sản mà còn với nhiều hàng hóa khác.

Đồng bằng sông Cửu Long, nơi sản xuất hàng hóa hình thành khá sớm so với cả nước, hình ảnh của thương lái, của những người làm “hàng xáo”, của “khách thương hồ” luôn gắn liền với cuộc sống của cư dân vùng đất phương Nam này. Ngoại trừ một số người làm ăn theo kiểu “chụp giựt”, đa phần, thương lái tổ chức thu mua hàng hóa của người sản xuất khá tốt. Thậm chí, có nơi, họ còn đầu tư vốn, hướng dẫn kỹ thuật cach tác và bảo quản sau thu hoạch cho người sản xuất để tăng giá trị sản phẩm, điều mà các doanh nghiệp chưa làm được.

Với mong muốn xây dựng hình ảnh đẹp về thương lái, giới thiệu những điển hình thương lái giỏi và nhằm động viên thương lái đóng góp nhiều cho xã hội, từ tháng 3/2010, báo Doanh nhân Sài Gòn đã khởi xướng chương trình Ngày hội thương lái.

Mở đầu cho chương trình này là cuộc họp mặt cộng tác viên của báo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhằm giới thiệu cuộc thi viết và sáng tác ảnh chủ đề: Tôn vinh thương lái Việt Nam diễn ra tại Cần Thơ vào ngày 3/3/2010 với sự tham dự của Tổng biên tập Nguyễn Thanh Minh, thư ký tòa soạn Phương Hà và các phóng viên chuyên trách về đề tài nông nghiệp của báo.

TBT báo DNSG Nguyễn Thanh Minh (phải) và Thư ký tòa soạn Phương Hà (trái)

Hơn 30 cộng tác viên đến từ các cơ quan truyền thông, các hội văn học nghệ thuật các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã về tham dự buổi họp mặt thân tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho việc tổ chức Ngày hội thương lái.

Hầu hết các ý kiến đều đồng tình và ủng hộ việc tổ chức Ngày hội thương lái của báo Doanh nhân Sài Gòn, nhiều nhà văn, nhà báo nhiều năm gắn bó với nông dân Nam Bộ rất hào hứng với đề tài này cho đây là một bước đột phá của báo Doanh nhân Sài Gòn khi khơi gợi đúng vấn đề đang rất “nóng” đối với tam nông (nông nghiệp, nông thôn và nông dân).

Doanh nhân Sài Gòn Online xin giới thiệu ý kiến của một số nhà văn, nhà báo về việc tổ chức Ngày hội thương lái:

Nhà báo Nguyễn Minh Chánh, Chủ tịch Hội nhà báo tỉnh Bạc Liêu phát biểu ý kiến.

- Nhà báo Nguyễn Minh Chánh, Chủ tịch Hội nhà báo tỉnh Bạc Liêu: “Từ nhiều năm qua, tôi cũng rất muốn viết loạt bài điều tra về đề tài thương lái. Ở Bạc Liêu, mỗi năm nông dân sản xuất được khoảng 860 ngàn tấn lúa, nhưng doanh nghiệp chỉ thu mua được có 400 ngàn tấn, tất cả đều qua tay thương lái. Điều đó cho thấy thương lái là cánh tay hỗ trợ không thể thiếu trong lưu thông hàng hóa. Nhà nước phải thừa nhận và có chính sách phù hợp để phát huy vai trò của họ, khắc phục những mặt bất lợi do họ gây ra cho người sản xuất và nông dân”.

- Nhà báo Huy Bình, báo Diễn đàn Doanh nghiệp:“Báo Diễn đàn doanh nghiệp trong nhiều năm qua cũng đã có nhiều cố gắng cải thiện hình ảnh thương lái trong xã hội nhưng chưa thành công. Chương trình này của Doanh nhân Sài Gòn theo tôi là một chương trình ấn tượng của năm 2010”.

Nhà báo Nguyễn San, Ban tuyên giáo tỉnh Vĩnh Long.

- Nhà báo Nguyễn San, Ban tuyên giáo tỉnh Vĩnh Long: “Thành công của 20 năm đổi mới ở Việt Nam có phần đóng góp không nhỏ của thương lái, người đóng vai trò chủ yếu trong lưu thông. Vấn đề đặt ra hiện nay là làm sao để lợi ích của thương lái và người sản xuất, nông dân song hành cùng nhau”.

Nhà báo Nguyễn Văn Tấn, VP liên lạc báo Giáo dục và Thời đại tại đồng bằng sông Cửu Long.

- Nhà báo Nguyễn Văn Tấn, VP liên lạc báo Giáo dục và Thời đại tại đồng bằng sông Cửu Long:

“Truyền thống văn hóa người Việt trọng nông hơn trọng thương, nhưng riêng ở đồng bằng sông Cửu Long thì vai trò của thương lái được đề cao hơn vì từ lâu ở nơi đây đã có kinh tế sản xuất hàng hóa chứ không đơn thuần là kinh tế tự cung tự cấp, mà đã là sản xuất hàng hóa thì phải coi trọng khâu lưu thông, cũng có nghĩa là phải coi trọng thương lái. Vì thế, viết về thương lái miền Tây sẽ là đề tài rất hấp dẫn”.

Nhà báo Trần Hoàng Tuyên, báo Sài Gòn Tiếp thị.

- Nhà báo Trần Hoàng Tuyên, báo Sài Gòn Tiếp thị:

“Trong các bài viết, cần làm rõ sự khác nhau giữa thương lái và thương nhân, phải chăng thương lái là người buôn nguyên liệu thô còn thương nhân là người buôn sản phẩm đã qua chế biến? Thương nhân thì nhận được sự hỗ trợ của nhiều phía như ngân hàng, nhà nước… còn thương lái thì không? Thương lái phải tự mình tìm đầu ra cho hàng hóa còn thương nhân thì luôn được hỗ trợ khi tìm đối tác kinh doanh?...Làm rõ được những điều trên sẽ tham mưu cho nhà nước trong việc đề ra những chính sách phù hợp với quyền lợi của cả doanh nghiệp, doanh nhân và thương lái”.

Bùi Văn Bồng, báo Quân đội nhân dân

- Bùi Văn Bồng, báo Quân đội nhân dân:

“Báo Doanh nhân Sài Gòn đã làm bước đột phá khi mở ra chương trình này. Cần làm rõ mối quan hệ giữa thương lái với nhà nước, thương lái với doanh nghiệp, thương lái với người sản xuất và cả quan hệ của thương lái với người tiêu dùng”.

Trần Thôi, Hội Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Long

- Trần Thôi, Hội Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Long: “Nhờ thương lái mà người dân khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long mới được thưởng thức vải thiều miền Bắc và ngược lại, người dân miền Bắc mới có được trái dưa hấu của miền Nam chưng trong dịp Tết. Cần đề cao văn hóa buôn bán giữa nông dân và thương lái, rất nhiều thương lái còn ứng vốn cho nông dân, hướng dẫn kỹ thuật canh tác và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch cho nông dân, giúp nâng cao giá trị kinh tế cho sản phẩm”.


THU THỦY - Ảnh QUÝ HÒA 

Một trái vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim đầu vụ bán 30.000 - 40.000 đồng. Đang lúc rộ mùa, các nhà vựa ở chợ đầu mối trái cây Vĩnh Kim thu mua vú sữa hàng xồ, hàng cơi từ 70.000 - 100.000 đồng/chục 14 trái, hàng nhứt, nhì khoảng 50.000 – 55.000 đồng/kg. Còn hàng lỡ, hàng đạn (nhỏ nhất), nhà vườn chở đi các chợ nhỏ bán cũng được 10.000 đồng/chục. Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim có giá cao đột biến khoảng ba năm nay.

Hầu hết từ nhà vườn đến nhà vựa nhìn nhận: “Khi có ông hợp tác xã quảng cáo và hướng dẫn, người trồng biết cưng trái vú sữa”. Rất vất vả tạo thương hiệu cho cả vùng cùng hưởng lợi, thế nhưng Hợp tác xã (HTX) Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim đang gặp không ít khó khăn từ vốn liếng đến cơ chế khiến mang tiếng “thất hứa” với xã viên. Nếu không cẩn thận suy xét giữa công và lỗi của HTX, có thể vú sữa Vĩnh Kim sẽ không còn cơ hội được quảng bá để “giữ ngôi”, thiệt trắng đến cả vùng.

Chỉ có 13 xã trong huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang trồng được đúng loại vú sữa Lò Rèn (loại này trồng đại trà đầu tiên ở xã Vĩnh Kim, nên còn được gọi là vú sữa Vĩnh Kim) gồm 3.000ha, mỗi năm cung ứng ra thị trường khoảng 30.000 tấn trái. Nếu không làm thương hiệu thì mãi mãi vú sữa Lò Rèn là hàng hóa bình thường”. Đó là lý do các thành viên Ban chủ nhiệm HTX Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim không ngại lặn lội đi quảng bá cho trái cây đặc sản quê hương mình và vận động nông dân trồng vú sữa theo tiêu chuẩn GlobalGAP.

Xây dựng thương hiệu, cả vùng hưởng lợi

Một điều làm chúng tôi ngạc nhiên là những nhà vựa lớn của chợ đầu mối vú sữa Vĩnh Kim như ông Hai Ca, ông Mười Điệu, chị Năm Nga... nói về HTX với thái độ trân trọng cho dù HTX là đối thủ cạnh tranh của họ. Họ khẳng định HTX đã làm thay đổi cách trồng, thu hoạch, cách đóng gói, vận chuyển để tăng giá trị thương phẩm cho trái vú sữa.

Theo các nhà vựa lâu năm, vú sữa Lò Rèn được trồng từ những năm 1970, nhưng việc chăm sóc và thu hoạch rất tùy tiện nên trái vú sữa không được giá. Khoảng năm 2004 - 2005, giá vú sữa rẻ thê thảm, nông dân thấy thua những loại cây khác nên nhiều người bỏ cây vú sữa.

Đến năm 2006, HTX Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim ra đời, yêu cầu xã viên chăm sóc tốt, thu hoạch cho khéo. Năm 2007, khi hàng của HTX được chào bán ở Hà Nội lần đầu tiên với giá cao gấp 4 - 5 lần so với năm trước đó, cả vùng vú sữa Lò Rèn ở huyện Châu Thành như bừng sống lại sau bao năm thất bát, các nhà vựa ở chợ Vĩnh Kim cũng mở thị trường Hà Nội và đóng hàng cao giá.

Với số vốn nhỏ nhoi (56 xã viên ban đầu, góp vốn 1 triệu đồng/người), HTX không tài nào cạnh tranh nổi với hơn 120 nhà vựa lớn, nhỏ để thu mua đại trà. Từ đó, HTX đề xuất với Sở Khoa học và Công nghệ Tiền Giang hướng dẫn nông dân sản xuất theo quy trình GlobalGAP để định hướng bán vào siêu thị, cửa hàng cao cấp và xuất khẩu. Ở 13 xã đều có nông dân tham gia trồng theo GlobalGAP với 55,3ha.

Ông Nguyễn Văn Phong, Phó chủ tịch UBND xã Vĩnh Kim:

Vú sữa Vĩnh Kim hiện nay có giá nhờ trước hết là HTX. HTX có thương hiệu, bán những chỗ trôi nổi thì HTX không dám bán, còn đơn đặt hàng không nhiều mà các nơi tiêu thụ đều muốn giá rẻ, ngay như siêu thị, khách Nhật đến nơi cũng trả giá thấp nên HTX không bán, sợ mất giá trái vú sữa của vùng này.

Chủ trương của tỉnh là phát triển diện tích trồng vú sữa lên 3.000ha, phần lớn mới trồng, chưa cho trái nhiều, trong 3 – 4 năm nữa thu hoạch đều hết mà không tính toán đầu ra thì có thể xảy ra khủng hoảng thừa. Vì vậy rất cần có những người xông xáo đi quảng bá thương hiệu để tạo thị trường rộng hơn. Hiện nay, HTX mua vào giá cao nên các nhà vựa cũng mua giá cao cho nông dân, nhưng việc cạnh tranh đầu bán ra ở các thị trường sẽ làm giá vú sữa hạ xuống, thiệt hại trở lui lại nhà vườn. Giúp cho HTX có nhiều đầu ra, duy trì giá mua vào – bán ra đều tốt sẽ có lợi cho nông dân.

Không chờ cây trồng đúng chuẩn cho trái, HTX đã song song lo xây dựng, quảng bá thương hiệu và nghiên cứu cách bảo quản trái vú sữa, làm bao bì đẹp cho đáng mặt hàng hiệu. Nào ngờ, năm 2008 - 2009, vú sữa GlobalGAP của HTX có mặt trong nhiều hội chợ quảng bá đặc sản địa phương, vỏ bóng lẩy được bao kỹ lưỡng đựng trong hộp cứng thiết kế đẹp và người dân ở TP.HCM, Hà Nội đã sẵn sàng mua với giá 30.000 - 40.000 đồng/trái.

Cả vùng vú sữa Lò Rèn lại được tăng giá trị theo và thật đáng mừng, nhà vựa đã ý thức học theo những cách làm hay của HTX. Ngày trước nào có ai để ý chọn riêng trái không trầy xước để bán giá đặc biệt, biết bao từng trái vú sữa bằng giấy và bao xốp cho trái không bị dập, đóng thùng xốp còn phải chèn lá lục bình và nước đá cho trái mát, tươi lâu khi vận chuyển đường dài. Vậy mà, bây giờ không ai bảo ai, nhà vựa nào cũng làm đúng quy trình như vậy.

Từ yêu cầu có trái đẹp để bán, nông dân đã chú tâm hơn khi thu hoạch, người ta hái từng trái, mua vải mịn để làm tấm hứng chứ không dùng bao thức ăn gia súc vì sợ trái vú sữa rơi xuống bị dấu. Công trạng đầu tiên ấy, chưa bao giờ nghe Ban chủ nhiệm HTX khoe.

Gian nan giữ thương hiệu

Có thể thấy, HTX đã quyết tâm xây dựng và giữ gìn thương hiệu, nhưng không dễ làm chủ được thị trường. Đi hội chợ chỉ quảng bá, quan trọng hơn là tìm những đầu mối tiêu thụ số lượng lớn, nhưng mọi việc chưa như mong muốn. Năm 2008, HTX đã giao được hàng GlobalGAP cho một công ty nước ngoài có chuỗi siêu thị bán sỉ ở TP.HCM và các tỉnh, dán tem từng trái để khẳng định hàng đạt chuẩn. Chưa quen thị trường thì qua năm 2009, công ty này ép giá mua thấp nhiều so với giá vú sữa bình thường nên HTX không giao hàng nữa.

Xoay sang đàm phán, ký hợp đồng với đơn vị trong nước có hệ thống siêu thị lớn nhất, HTX cũng gặp tình trạng người mua muốn hàng đẹp nhưng giá thấp. Thậm chí họ đề nghị HTX tuyển hàng không trồng theo GlobalGAP cũng được, nhưng HTX không chấp nhận đánh đổi thương hiệu của mình.

Không nản chí, Ban chủ nhiệm HTX tiếp tục tìm mối xuất khẩu, lại cũng gặp đối tác không nghiêm túc. Họ xuất hàng đi Nga, đề nghị xin bản sao giấy chứng nhận GlobalGAP của HTX, kể cả những giấy tờ liên quan đến thông tin hàng hóa đạt tiêu chuẩn xuất khẩu để mang chào hàng. Đặt được hai chuyến hàng, sau đó đối tác mua hàng trôi nổi trộn vào, HTX phát hiện và ngưng hợp đồng.

Tín hiệu vui lại đến, mới đây, một công ty thương mại đã yêu cầu HTX để họ độc quyền vào thị trường Anh, Đức, Hà Lan, Đan Mạch. Tuy nhiên, họ yêu cầu HTX phải nghiên cứu cách bảo quản tự nhiên (không dùng lá lục bình, nước đá giữ mát) để có thể vận chuyển ít nhất 15 ngày đường biển. Bằng sự nỗ lực hết mình, Ban chủ nhiệm đã thành công khi giữ trái vú sữa tươi tự nhiên 15 ngày tại Việt Nam và đã chuyển chuyến hàng đầu tiên đi thử xem có đạt yêu cầu không.

Nếu đạt, trước mắt, trong mùa vụ năm nay HTX sẽ cung cấp cho đơn vị xuất khẩu này 30 tấn, bắt đầu từ tháng 2/2010. Ông Nguyễn Văn Ngàn, Chủ nhiệm HTX nói, trước giờ, HTX chưa làm được việc quảng bá ra nước ngoài vì kinh phí quá lớn, nay hy vọng đơn vị đối tác sẽ giúp vì họ đã từng xuất khẩu thanh long với số lượng lớn và thành công nhiều năm qua. 

Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim: "lên ngôi" và "giữ ngôi"
Hiểu cho thấu để không "mất ngôi"

Khi tiếng tăm vú sữa Lò Rèn đã có thì HTX lại lúng túng trong việc tiêu thụ hàng hóa cho xã viên. Hợp đồng xuất khẩu đang tiến triển thì gặp phải sự phản ứng của xã viên về việc HTX không tiêu thụ hàng như cam kết.

Hợp tác xã thất hứa?

Vú sữa Lò Rèn tại các vựa ở Vĩnh Kim

Trong Hợp đồng nguyên tắc thu mua vú sữa sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP, có ghi rõ trách nhiệm HTX phải thu mua vú sữa đạt tiêu chuẩn chất lượng của nông dân trong suốt mùa vụ và trong thời gian nông dân vẫn còn tuân thủ các yêu cầu của quy trình sản xuất.

HTX thu mua vú sữa loại I (từ 300g trở lên), loại II (250 - 290g), loại III (200 - 240g) có vỏ bóng, trái đẹp, không có vết trầy xước, không bị vết sâu bệnh bằng với giá thị trường tương ứng.

Nếu HTX có hợp đồng xuất khẩu thì giá thu mua vú sữa GlobalGAP cao hơn 20% giá thị trường tương ứng của từng loại trên. HTX bao tiêu giá cho xã viên trong một tuần, mỗi chiều Chủ nhật, Ban chủ nhiệm và 13 tổ trưởng sản xuất sẽ thống nhất giá cho tuần sau. Chính cách làm này của HTX không chỉ giúp cho xã viên nắm rõ nguồn thu của mình khi bán hàng cho HTX, mà giá HTX đưa ra tự dưng trở thành giá sàn để nhà vựa thu mua.

Ông Lê Văn Đông, xã viên HTX Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim:

Dù việc làm ăn của HTX chưa vào nề nếp nhưng có tác động làm cho giá vú sữa cao và vú sữa Lò Rèn được nhiều người tiêu dùng biết đến. Do lượng hàng trong tiêu chuẩn GlobalGAP chưa nhiều thành ra HTX ký hợp đồng cũng dè chừng. Ưu điểm nhất của HTX là giữ được giá ổn định cho nông dân, mua bằng hoặc cao hơn vựa bên ngoài. HTX cũng có cơ chế thoáng với xã viên.

Khi HTX chưa có nhiều đầu ra, tiêu thụ không hết cho xã viên thì luôn có chia sẻ tình hình khó khăn, lúc đó xã viên được mang ra vựa ngoài bán. Hàng sản xuất theo GlobalGAP thì ra ngoài bán vẫn được cao giá vì lái thích mẫu mã đẹp làm mặt. Không hề có việc thành viên Ban chủ nhiệm không mua cho HTX mà giới thiệu cho vựa của gia đình mua.

Nhờ đó mà nông dân trong hay ngoài HTX đều không lo bị ép giá. Các nhà vựa cũng nói họ phải canh theo giá HTX, nếu không thì không mua được hàng đẹp. Hợp đồng là vậy, nhưng HTX luôn gặp hoàn cảnh “lực bất tòng tâm” khi khách hàng không giữ chữ tín khiến đầu ra thiếu ổn định.

Tỉnh Tiền Giang cần hỗ trợ nhiều hơn nữa

Một nguyên nhân nữa khiến HTX đôi khi phải “thất hứa” chính là sự thiếu cảm thông của xã viên. HTX quá ít vốn. Với 131 xã viên hiện nay, HTX chỉ có trên 100 triệu đồng, nếu mua đến đâu thanh toán đến đó thì một ngày đã không đủ.

Vận động góp vốn thêm không dễ vì hiệu quả phải được chứng minh tương xứng. HTX họp các tổ trưởng cùng góp ý gỡ khó bằng cách cho HTX thu mua hết nhưng ghi phiếu nợ, khi bán hàng rồi thu tiền về thanh toán cho xã viên.

Rất tiếc, xã viên không nhất trí, cho như vậy là phiền phức, chẳng thà họ bán cho vựa ngoài. HTX cầu cứu Liên minh HTX tỉnh Tiền Giang hỗ trợ lập thủ tục xin vay vốn từ Quỹ Đầu tư Phát trển của tỉnh, xin từ khi vú sữa chưa ra hoa đến giờ đã vào vụ rộ mới được đồng ý, nhưng với điều kiện các thành viên Ban chủ nhiệm phải mang giấy tờ nhà, đất của gia đình mình thế chấp để lấy được tiền vay cho HTX.

Ngày mang giấy tờ đi công chứng thế chấp cũng không phải suôn sẻ, chính quyền đòi tất cả những người liên quan trong gia đình phải có mặt.

Ông Đặng Tấn Lâm, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra của Liên minh HTX tỉnh Tiền Giang:

Liên minh HTX tỉnh đã đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương làm việc với Ban quản trị HTX. Anh Lê Văn Sơn đã gửi đơn đến các ngành chức năng mong làm rõ những sự việc dư luận đang đề cập. HTX còn khó nhiều thứ, còn nhiều việc phải làm. HTX bán phải chịu thuế GTGT 5% trong khi tư nhân không chịu thuế, là thấy khó cạnh tranh đầu ra rồi. Mọi khúc mắc giữa HTX và xã viên cần được nhannh chóng giải tỏa, nếu không làm rõ thì HTX khó phát triển, còn nông dân cũng không dám tiên phong làm cho nông sản địa phương có giá trị.

Thật là sự hy sinh vì tập thể chứ không thể xem là trách nhiệm của Ban chủ nhiệm HTX! Nếu xong thủ tục nhiêu khê ấy, HTX sẽ được vay 600 triệu đồng, dùng số tiền ấy chuẩn bị thu mua vú sữa GlobalGAP cho hợp đồng xuất khẩu, chắc chắn sẽ giải tỏa được bức xúc của xã viên.

Nếu công - tư không rõ ràng...

Bức xúc hiện nay là việc xã viên cho rằng ông Lê Văn Sơn, Phó chủ nhiệm HTX đã làm khó dễ để không thu mua cho HTX mà giới thiệu cho vựa của vợ ông Sơn mua hàng.

Không thể phủ nhận những nỗ lực của HTX khi tiên phong và dám đương đầu với những khó khăn để xây dựng thương hiệu, kiểm soát quy trình thu mua theo tiêu chuẩn GlobalGAP.

Nông dân chưa hẳn không bao giờ vi phạm “chỉ bán cho HTX hàng GlobalGAP” theo Hợp đồng nguyên tắc vì HTX không đủ nhân lực để kiểm tra hết.

Tuy nhiên, việc HTX vì nôn nóng có vốn xoay vòng để thu mua vú sữa cho xã viên bán ra thị trường trong nước khi chờ tìm những hợp đồng xuất khẩu, đã giao cho người nhà của Phó chủ nhiệm HTX đứng ra hùn vốn kinh doanh, chia lãi, dù có làm lợi cho HTX, giúp HTX có thể duy trì hoạt động, thì cũng đã gây dư luận không hay, ảnh hưởng uy tín HTX.

Chính quyền địa phương, Liên minh HTX tỉnh Tiền Giang cần làm rõ và công bố công khai vụ việc này. Nếu công - tư không được thẩm định rõ ràng, xã viên bị o ép thì công sức gầy dựng vùng trồng vú sữa theo tiêu chuẩn GlobalGAP ba năm qua của HTX có khả năng đổ vỡ.

Còn nếu oan sai cho HTX và cá nhân thành viên Ban chủ nhiệm thì thương cho họ đã hy sinh hết mình vì tập thể. Điều quan trọng hơn, thương hiệu “vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim” được xây dựng đã thật sự mang lại nguồn lợi cho cả vùng Châu Thành rộng lớn, không thể vì những thành viên thiếu thiện chí mà làm “mất ngôi” của nó.


(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Thương lái - mắt xích quan trọng trong lưu thông
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO