Thị trường thuốc bảo vệ thực vật: Lo ngại từ Thông tư 21

DUY KHUÊ| 09/07/2015 03:32

Năm 2014, Việt Nam phải bỏ ra 800 triệu USD để nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật, tăng cao nhất kể từ năm 1998 đến nay, cho thấy tình hình dịch bệnh trên cây trồng ngày càng phức tạp.

Thị trường thuốc bảo vệ thực vật: Lo ngại từ Thông tư 21

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành ngày 8/6/2015 về quản lý thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) tuy chưa đi vào thực tiễn nhưng đã khiến nhiều doanh nghiệp (DN) lo ngại.

Đọc E-paper

Ngày 1/7, tại TP.HCM, 31 DN trong ngành thuốc BVTV đã có cuộc gặp dưới sự chủ trì của Hội DN Sản xuất và Kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật Việt Nam (VIPA), nhằm ghi nhận những kiến nghị của DN trước khi Thông tư 21 về quản lý thuốc BVTV được thực thi vào ngày 7/7/2015.

Theo các DN, Thông tư 21 vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý, nếu không kịp điều chỉnh, nguy cơ mất thị phần đối với DN nội địa sẽ rất cao.

Đơn cử, theo quy định tại Điều 5 của Thông tư 21, DN phải đăng ký, cập nhật vào danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng và chỉ được đăng ký một hàm lượng hoạt chất cho mỗi dạng thành phẩm của thuốc BVTV.

Theo phản ảnh của DN, một hoạt chất có thể bào chế được nhiều dạng thành phẩm với liều lượng khác nhau và sẽ có công dụng khác nhau.

Vì thế, nếu bắt buộc DN đăng ký một hàm lượng cho một tên thương mại, chắc chắc DN nào cũng chọn loại có hàm lượng cao nhất, nhưng những sản phẩm có hàm lượng độc cao sẽ bị loại bỏ ra khỏi danh mục cho phép.

>>Rau cải có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật quá cao

"Về bản chất của việc phun, xịt thuốc BVTV sẽ do nông dân chọn loại phù hợp với cây trồng, điều kiện thổ nhưỡng, thời điểm, chứ không phải cứ phun một loại thuốc có hàm lượng hoạt chất nhất định sẽ diệt trừ tốt bệnh trên cây trồng", ông Nguyễn Văn Thiệu, Phó chủ tịch VIPA nhấn mạnh.

Đại diện Công ty TNHH An Nông cho hay, với quy định tại Thông tư 21, DN có thể lách luật bằng cách lập ra nhiều công ty để đăng ký hết các sản phẩm có hàm lượng khác nhau để hạn chế tốn kém công sức, tiền của cũng như thời gian gầy dựng.

"Để có được một sản phẩm với hàm lượng hoạt chất thành công, DN phải mất cả năm và tốn kém không dưới 500 triệu đồng cho khảo thí, lựa chọn sản phẩm đưa vào danh mục đăng ký với cơ quan quản lý.

Tất cả sản phẩm ra đời đều do DN tự đầu tư để sản xuất phù hợp với thị trường.

>>Tăng cường kiểm tra hàng hóa nguồn gốc thực vật nhập khẩu

Vì vây, DN trong nước dù đăng ký nhiều hàm lượng cũng không thể cạnh tranh được với các công ty nước ngoài đang chiếm đến 75% thị phần với 13 nhà máy", đại diện DN An Nông lo ngại.

Công bố tại chương trình giới thiệu Triển lãm Quốc tế Agro Vietnam 2015 chuyên về nông nghiệp lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam, một đại diện Cục Bảo vệ Thực vật, cho hay, năm 2014, Việt Nam phải bỏ ra 800 triệu USD để nhập khẩu thuốc BVTV, tăng cao nhất kể từ năm 1998 đến nay, cho thấy tình hình dịch bệnh trên cây trồng ngày càng phức tạp.

Vì thế, các DN cho rằng, việc yêu cầu DN đăng ký hàm lượng sản xuất thuốc BVTT, nhưng Cục Bảo vệ Thực vật lại không đưa ra được hàm lượng nào tối ưu.

Vì thế, quy định phải chọn một hàm lượng để sản xuất là không có chứng cứ khoa học; danh mục thuốc bảo vệ thực vật vẫn sẽ không thay đổi. Trái lại sẽ còn làm phát sinh chi phí cho DN. Điều này đồng nghĩa giá thành sẽ đội lên và nông dân sẽ bị thiệt nhiều nhất.

>>Nông nghiệp Việt phải cải tiến từ "gốc" đến "ngọn"

Hiện, cả nước có 98 nhà máy, cơ sở phối trộn, pha chế, sang chai, đóng gói thuốc BVTV, trong đó, khu vực phía Nam có 75 nhà máy, cơ sở, chiếm 80% công suất toàn ngành trên tổng công suất thiết kế ước 240.000 tấn thành phẩm/năm.

Tuy nhiên, công suất sử dụng thực tế mới chỉ đạt 120.000 tấn/năm, được phân phối qua hệ thống 30.979 cửa hàng ở các tỉnh - thành.

Theo DN, hiện tại Việt Nam chưa có phòng thí nghiệm nào đạt chuẩn và Cục Bảo vệ Thực vật cũng không chỉ ra các điểm kiểm nghiệm

Bản thân DN đã tìm đến Viện Pasteur, nhưng tại đây cũng không đáp ứng được việc kiểm định đủ 6 đặc tính ảnh hưởng của thuốc BVTV như yêu cầu của Thông tư 21, nên phải chuyển mẫu ra nước ngoài với chi phí rất đắt.

Chẳng hạn, kiểm định ở Ấn Độ tốn khoảng 8.000USD/mẫu, tại Úc là 4.000 USD/mẫu. Thông tư 21 yêu cầu kiểm tra trên từng lô hàng thì nhất thiết phải có cơ sở thí nghiệm ngay tại Việt Nam. Nhưng cơ quan hay DN nào đứng ra xây dựng phòng thí nghiệm?

>>Agri.ONE: Nông nghiệp điện tử, kết nối 4 Nhà

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Thị trường thuốc bảo vệ thực vật: Lo ngại từ Thông tư 21
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO