Techcombank IPO ngày 4/6/2018: Những điều nhà đầu tư cần biết

P.V| 29/05/2018 07:00

Nhận định về thương vụ ngân hàng Techcombank niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE  vào ngày 4/6 tới, chuyên gia Travis Lundy (Công ty Smart Karma) đề xuất nhà đầu tư trung hạn nên mua cổ phiếu TCB.

Techcombank IPO ngày 4/6/2018: Những điều nhà đầu tư cần biết

Chuyên gia này còn nhận định, Techcombank (TCB) có thể là ngân hàng có chất lượng tốt nhất ra IPO trong năm 2018.

Về định giá cổ phiếu TCB

Từ góc độ lợi nhuận trên một cổ phiếu (EPS), không tính đến tác động của IFRS9, dường như Techcombank sẽ giao dịch tốt dưới 15x và dưới 17x theo báo cáo về EPS năm 2017 (mặc dù có một số giao dịch one-off và một giao dịch không phải one-off, PER ở mức thấp 20s). Do vậy, Techcombank vẫn là ngân hàng top dưới xét về EPS (lợi nhuận trên một cổ phiếu) nhưng với khả năng sinh lời cao ở Việt Nam và trong khu vực.

- Từ góc độ giá cổ phiếu trên giá trị ghi sổ (PBR), giá cổ phiếu TCB là hợp lý

- Từ góc độ lợi nhuận trên một cổ phiếu (EPS), giá này không đắt

- Xét từ góc độ chất lượng, giá cổ phiếu TCB vừa sức mua

Nhìn từ góc độ rủi ro thị trường

Trong năm vừa qua, chỉ số chứng khoán được tính trên lợi nhuận bình quân theo ngày của top 5 các ngân hàng đã niêm yết, với quá trình giao dịch cả năm cho thấy beta bằng 1,46x VN-Index, được coi là chỉ số chứng khoán tốt nhất ở châu Á trong giai đoạn này.

Mới đây, hệ số tương quan đạt 90% và hệ số R bình phương đạt 95%, trong khi năm 2018, hệ số tương quan là 81% với hệ số R bình phương khoảng 90%. Nếu nhà đầu tư tin chứng khoán Việt Nam sẽ tăng giá, dường như đây là một thương vụ IPO rất tốt để mua vào.

Nếu nhà đầu tư nghĩ chứng khoán Việt Nam sẽ giảm giá, chỉ số beta có thể bị ảnh hưởng, nhưng giá cổ phiếu TCB theo kịch bản này sẽ rẻ hơn ngân hàng khác xét theo góc độ lợi nhuận/cổ phiếu.

Những thách thức đối với Techcombank

Biên lãi thuần (NIM) của TCB cao vì cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) được coi là một mảng kinh doanh chất lượng thấp.

TCB kiếm nhiều tiền từ việc cho vay và giao dịch với phân khúc khách hàng có thu nhập khá và cao. Khả năng tăng trưởng kinh tế tốt sẽ mang đến sự thuận lợi cho nhóm khách hàng này nhưng ngược lại, suy thoái kinh tế cũng sẽ gây ảnh hướng đến họ. Nếu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam quyết định hạn chế tăng trưởng phân khúc này thì thu nhập của TCB sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp.

Ngân hàng điện tử đang trở thành xu hướng phổ biến toàn cầu, trong những năm tới, tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh sẽ tăng, chi phí trên khách hàng để cạnh tranh bán chéo sản phẩm bảo hiểm và phân phối các sản phẩm tài chính như trái phiếu cho các nhà đầu tư cá nhân hay phân bổ quỹ tương hỗ đồng nghĩa với việc các ngân hàng khác sẽ dễ dàng cạnh tranh với TCB.

Việc áp dụng IFRS9 có thể có tác động lớn đến các chỉ số tài chính của TCB, đo lường tác động này cũng không dễ dàng. TCB tuyên bố đã sẵn sàng tuân thủ quy định trên, nhưng chưa thể lượng hóa được tác động này.

Từ năm 2012, NHNN đã đặt mục tiêu hạn chế tăng trưởng tín dụng, trung bình khoảng 15%, tùy thuộc vào quy mô của ngân hàng. Tăng trưởng tín dụng năm ngoái khá cao nên có thể năm nay NHNN sẽ thắt chặt quy định này. TCB vẫn chưa đạt trần tăng trưởng tín dụng của mình.

Hai phần ba chi nhánh của TCB ở TP.HCM và Hà Nội. Hai khu vực này chiếm 17% dân số Việt Nam. Nếu các vùng khác phát triển nhanh hơn, TCB có thể bị ảnh hưởng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Techcombank IPO ngày 4/6/2018: Những điều nhà đầu tư cần biết
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO