![]() |
Hiện, Việt Nam đang cần phát triển các giải pháp xử lý rác thải để có thể giải quyết 3 triệu tấn phế thải và chất thải nguy hại nhập khẩu mỗi năm và có kế hoạch đối phó với rác thải đến năm 2025.
Những nỗ lực của các doanh nghiệp Phần Lan gồm: công ty BMH với công nghệ TYRANNOSAURUS biến chất thải rắn, không nguy hại thành SRF (nhiên liệu thu hồi dạng rắn); Fortum - công ty năng lượng sạch hàng đầu chuyên sản xuất điện, cung cấp các giải pháp sưởi ấm, làm mát, tái chế, xử lí chất thải cho các thành phố và các ngành công nghiệp; và công ty Simosol Oy chuyên cung cấp dịch vụ đánh giá nguồn tài nguyên rừng, nghiên cứu tính khả thi của các dự án nông lâm nghiệp và năng lượng sinh học.
Theo Cục Hàng Hải Việt Nam, tính đến tháng 5/2018, gần 28,000 container chứa dây điện, thiết bị gia dụng, vải và xe hơi đã qua sử dụng đang bị “bỏ quên” tại các cảng biển trên khắp Việt Nam.Bên cạnh vấn đề liên quan đến chất thải rắn đô thị, việc vận hành các ngành nông nghiệp và sản xuất tại Việt Nam phần lớn tạo ra các chất thải nguy hại, nhưng trong đó vẫn có chất thải có thể tái sử dụng để biến đổi thành năng lượng sạch. Các ngành này thường sản sinh ra loại chất thải nông nghiệp bao gồm tre, sắn, dừa, cà phê, dầu mè, gạo, mía và gỗ.