Myanmar - Ẩn chứa nhiều rủi ro

06/06/2013 06:28

Wall Street Journal cho rằng đầu tư ồ ạt vào Myanmar khi nước này vẫn nhiều thiếu thốn sẽ khiến các công ty gặp rủi ro lớn, giống như những gì xảy ra ở Việt Nam hơn hai thập kỷ trước.

Myanmar - Ẩn chứa nhiều rủi ro

Wall Street Journal cho rằng đầu tư ồ ạt vào Myanmar khi nước này vẫn nhiều thiếu thốn sẽ khiến các công ty gặp rủi ro lớn, giống như những gì xảy ra ở Việt Nam hơn hai thập kỷ trước.

>>Vào Myanmar: Chưa vội được đâu!

Coca-Cola và Unilever vừa tuyên bố rót tổng cộng gần một tỷ USD vào Myanmar trong 10 năm tới. Đây là cam kết đầu tư lớn nhất của các tập đoàn đa quốc gia phương Tây vào quốc gia Đông Nam Á này.

Coca-Cola chính thức mở nhà máy đóng chai ngày 4/6 ở ngoại ô Yangon, dù việc sản xuất đã bắt đầu từ tháng 4. Công ty dự định bắt đầu sản xuất tại một nhà máy khác trong hai tháng tới. Unilever cũng đã khởi động nhà máy thực phẩm đầu tiên ở đây như một động thái để tăng sự hiện diện của mình tại các nền kinh tế mới nổi.

Coca-Cola là một trong những công ty nước ngoài đầu tiên quay lại Myanmar

Thị trường Myanmar hấp dẫn nhờ tài nguyên thiên nhiên giàu có và 90% dân số chưa được tiếp cận điện thoại di động. Vị trí địa lý của quốc gia này cũng thuận lợi khi nằm giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Các luật mới, như cho phép nhà đầu tư ngoại sở hữu 100% vốn ở một số lĩnh vực, cũng cho thấy các chính trị gia tại đây đang rất cởi mở.

Tuy nhiên, theo Wall Street Journal, đầu tư ồ ạt quá sớm sẽ ẩn chứa nhiều rủi ro. Myanmar vẫn rất thiếu thốn, không có ATM, các chi nhánh ngân hàng cũng rất ít. Tờ báo này cho rằng các nhà đầu tư nên lưu ý đến bài học của Việt Nam khi mở cửa hơn hai thập kỷ trước. Tỷ lệ thất bại của các nhà đầu tư tiên phong có thể cao tới 90%, theo ông Don Lam - Tổng giám đốc Vinacapital, một trong những quỹ quản lý tài sản lớn nhất Việt Nam.

Quá nhiều vốn đầu tư ngoại đổ vào nền kinh tế, trong khi đó, đối tác và doanh nghiệp tiềm năng lại ít. Họ cũng quá quan tâm đến tác động của việc cải thiện thu nhập tính trên doanh thu hàng tiêu dùng. Theo ông Lam, hậu quả là, rất nhiều thương vụ đầu tư vào các dự án mạo hiểm hoặc công ty sản xuất hàng tiêu dùng theo phong cách phương Tây không thể duy trì được lượng khách hàng trong vòng một thập kỷ sau đó.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết đầu tư vào Việt Nam tăng vọt giai đoạn 1988 - 1995, sau đó giảm dần do chi phí cao và cơ sở hạ tầng yếu ảnh hưởng đến lợi nhuận. Vì vậy, sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á cuối thập niên 90, vốn đầu tư vào Việt Nam phục hồi chậm hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực.

Theo tính toán của hãng tư vấn McKinsey, cho đến năm 2030, Myanmar có thể thu hút khoảng 170 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài. Việc này chắc chắn sẽ hỗ trợ cho quá trình cải tổ kinh tế của Myanmar. Tuy nhiên, Wall Street Journal cũng cảnh báo những người rót tiền vào đây quá sớm có thể sẽ phải nếm trái đắng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Myanmar - Ẩn chứa nhiều rủi ro
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO