“Gỡ nút thắt” tài chính cho ngành hàng tiêu dùng nhanh

P.V| 11/09/2017 04:00

Chúng tôi đã có dịp phỏng vấn bà Phùng Thị Tố Quyên - Giám đốc Công ty TNHH Khánh Hảo – Đại lý phân phối cấp một các mặt hàng tiêu dùng nhanh cho các công ty Masan, Cholimex, Tường An, Á Châu…

“Gỡ nút thắt” tài chính cho ngành hàng tiêu dùng nhanh

Ngành hàng tiêu dùng nhanh tại Việt Nam được dự báo có tốc độ tăng trưởng nhanh và sẽ phát triển mạnh trong những năm tới. Đồng thời, đây cũng là mặt hàng chịu nhiều thách thức khi các Hiệp định thương mại tự do (FTA) chính thức có hiệu lực, thuế suất giảm về gần 0% đối với hầu hết các mặt hàng.

Chúng tôi đã có dịp phỏng vấn bà Phùng Thị Tố Quyên - Giám đốc Công ty TNHH Khánh Hảo – Đại lý phân phối cấp một các mặt hàng tiêu dùng nhanh cho các công ty Masan, Cholimex, Tường An, Á Châu… về những bước chuẩn bị của doanh nghiệp để nắm lấy cơ hội phát triển trong ngành hàng này. 

bà Phùng Thị Tố Quyên - Giám đốc Công ty TNHH Khánh Hảo

* Thưa bà, theo dự báo, tổng mức chi tiêu của người tiêu dùng tại Việt Nam sẽ tăng gấp đôi, đạt xấp xỉ 173 tỷ USD vào năm 2020. Các chuyên gia cho rằng DN kinh doanh ngành hàng tiêu dùng nhanh nên nắm lấy cơ hội thị trường này để đẩy mạnh tăng trưởng trong thời gian tới. Bà đánh giá thế nào về cơ hội này?

- Hiện nay, thị trường hàng tiêu dùng nhanh rất cạnh tranh. Các DN, công ty sản xuất liên tục tung ra nhiều mặt hàng mới, sản phẩm mới, kéo theo áp lực cho nhà phân phối khi lượng hàng phải nhập nhiều hơn, nguồn vốn cũng nhiều hơn, kho bãi phải mở rộng hơn…

Để đáp ứng tốc độ tăng trưởng của nhà sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh, thì vay vốn ngân hàng được xem là “bệ đỡ” cho nhà phân phối. Nhưng thực tế nhiều DN tiếp cận vốn vay ngân hàng rất khó khăn.

Theo một thống kê gần đây, có đến 70% doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể tiếp cận được vốn ngân hàng, vì phải có tài sản thế chấp. Đây là một nút thắt khó gỡ, bởi đã là DN vừa và nhỏ thì không thể có tài sản lớn để thế chấp. Và DN của tôi cũng không nằm trong trường hợp ngoại lệ.

* Nếu không có tài sản lớn để thế chấp vay vốn ngân hàng, công việc kinh doanh của Khánh Hảo có bị ảnh hưởng nhiều không, thưa bà? Với đặc thù của nhà phân phối hàng tiêu dùng nhanh là nguồn vốn kinh doanh tập trung theo thời vụ, bà đã tìm được giải pháp tháo gỡ nút thắt này chưa?

- Câu hỏi của bạn đã nói trúng vào vấn đề thiết yếu, khi DN không chủ động về nguồn vốn sẽ làm hạn chế khả năng tiếp cận nhiều nguồn hàng mới, cơ hội kinh doanh bị vuột mất, kéo theo năng lực cạnh tranh cũng thấp hơn các đại lý khác.

Ví dụ, vào lúc cao điểm như cuối năm, hay các dịp lễ Tết, hầu hết các nhà sản xuất đều tung ra các chương trình khuyến mãi lớn. Nếu mạnh về vốn, nhà phân phối được hưởng lợi thế mua hàng chiết khấu cao, dự trữ được nguồn hàng dồi dào đón đầu thị trường vào thời điểm hút hàng.

Một tin rất đáng mừng là ngân hàng TMCP Kỹ thương (Techcombank) đã triển khai Chương trình kinh doanh đặc biệt tài trợ nhà phân phối hàng tiêu dùng nhanh, và đương nhiên, Khánh Hảo đã lập tức tham gia. Đại lý cấp 1 như chúng tôi có thể được cấp hạn mức vay theo quy mô kinh doanh, không phụ thuộc vào tài sản bảo đảm.

Tôi cho đây là một sự hỗ trợ rất sát sườn với nhu cầu và nguyện vọng của DN. Hiện nay, rất ít ngân hàng hỗ trợ cho doanh nghiệp phân phối vay tín chấp và cũng chưa có gói giải pháp nào chuyên dành cho doanh nghiệp phân phối ngành hàng tiêu dùng nhanh, như chương trình của Techcombank đang thực hiện

Sự hỗ trợ của Techcombank khá toàn diện, bao gồm: tài trợ vốn kinh doanh, thấu chi chuyên dụng, tài trợ đầu tư, bảo lãnh thanh toán, tài trợ toàn bộ nhu cầu vốn kinh doanh trong hoạt động của DN, DN được sử dụng tiền vay để thanh toán tiền mua hàng mọi lúc, mọi nơi, giúp tiết kiệm chi phí giao dịch với ngân hàng và chi phí tài chính đồng thời không mất thời gian làm thủ tục nhận tiền vay ngân hàng để thanh toán cho Nhà cung cấp, từ đó, giúp DN chủ động tập trung vào việc phát triển kinh doanh, đảm bảo tài chính xuyên suốt cả năm.

* Theo chia sẻ của bà, có thể thấy Chương trình kinh doanh đặc biệt của Techcombank giải quyết đúng vướng mắc lớn nhất của các nhà phân phối hàng tiêu dùng nhanh. Bà có thể cho biết công ty Khánh Hảo đã tham gia Chương trình trong bao lâu và trải nghiệm chất lượng dịch vụ như thế nào?

- Tôi hài lòng với chất lượng và đặc biệt là sự linh hoạt của dịch vụ Techcombank. Ví dụ, khi phân phối một ngành hàng mới, thông thường, các ngân hàng đòi hỏi phải xong thủ tục hợp đồng mới được cung cấp gói tài chính, mà thủ tục hợp đồng thường rất lâu, phải mất nửa tháng, trong khi đó, sau khi thỏa thuận xong với nhà sản xuất là nhà phân phối đã phải có kế hoạch lấy hàng. Vì vậy, khi ngân hàng chậm cung cấp nguồn tài chính sẽ là khó khăn rất lớn cho chúng tôi trong giai đoạn đầu tiên.

Hiểu được nhu cầu này, Techcombank đã linh hoạt cho chúng tôi vay vốn trước khi có hợp đồng. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp tận dụng cơ hội kinh doanh trong mùa cao điểm, tăng uy tín với nhà sản xuất, tăng lợi nhuận từ chiết khấu và thưởng doanh số mà còn giúp chúng tôi yên tâm gắn bó lâu dài nhà sản xuất, tập trung vào hoạt động kinh doanh tạo lợi nhuận.

* Doanh nghiệp của bà có kỳ vọng gì trong việc mở rộng hợp tác với ngân hàng để phục vụ hoạt động kinh doanh hiện nay và phát triển trong thời gian tới?

- Không chỉ Khánh Hảo mà nhiều DN khác cùng tham gia Chương trình kinh doanh đặc biệt của Techcombank nhận thấy, Ngân hàng có sự am hiểu sâu về hoạt động của các nhà phân phối cấp 1 hàng tiêu dùng nhanh.

Giải pháp tài chính tổng thể Techcombank đang thực sự tạo nên “bệ đỡ” hiệu quả và thiết thực cho hoạt động kinh doanh của DN. Bởi vậy, chúng tôi mong muốn có sự hợp tác với ngân hàng lâu dài và toàn diện hơn, trong cả tư vấn về quản trị doanh nghiệp, quản lý dòng vốn, chia sẻ mối lo ngại về các chi phí, …

Có được sự hỗ trợ phù hợp và hiệu quả từ ngân hàng – đó là điều kiện vô cùng thuận lợi cho các nhà phân phối ngành hàng tiêu dùng nhanh.

* Trân trọng cảm ơn bà!

>Techcombank đẩy mạnh chăm sóc khách hàng doanh nghiệp

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
“Gỡ nút thắt” tài chính cho ngành hàng tiêu dùng nhanh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO