Chuyển hướng xuất khẩu

HỒNG NGA| 13/07/2013 08:56

Trước những khó khăn của thị trường nội địa, các doanh nghiệp (DN) sản xuất ô tô tại Việt Nam tăng cường xuất khẩu.

Chuyển hướng xuất khẩu

Trước những khó khăn của thị trường nội địa, các doanh nghiệp (DN) sản xuất ô tô tại Việt Nam tăng cường xuất khẩu.

Đọc E-paper

300 chiếc xe Mazda tại Việt Nam sẽ xuất sang Lào trong năm nay

Vina Mazda "xuất ngoại"

Vina Mazda, công ty con của Thaco, ngày 27/6 vừa rồi đã công bố sẽ xuất khẩu một lượng lớn ô tô sang thị trường Lào. Theo ký kết giữa Công ty Vina Mazda và Tập đoàn Mazda Motor, vào ngày 14/7 tới, lô xe đầu tiên (gồm Mazda 2, Mazda 3 và CX-5) do Nhà máy Vina Mazda tại Khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam) lắp ráp sẽ được xuất sang Lào.

Đây là bước khởi đầu cho kế hoạch xuất khẩu xe Mazda từ Việt Nam sang Lào, Campuchia, Myanma. Dự kiến, từ nay đến cuối năm, Vina Mazda sẽ xuất sang Lào 300 xe và sẽ tăng lên đến 3.000 xe vào năm 2014, đến năm 2020, lượng ô tô xuất khẩu vào một số nước khu vực ASEAN sẽ khoảng 15.000 chiếc/năm.

Mẫu xe mà Thaco hướng đến xuất khẩu đầu tiên là dòng xe buýt. Trong lễ khánh thành nhà máy Thaco Bus, ông Trần Bá Dương, Tổng giám đốc Thaco Group khi ấy cho biết, rất "kỳ vọng việc xuất khẩu sản phẩm Thaco Bus sẽ góp phần giảm gánh nặng nhập siêu, cân bằng ngoại tệ cho đất nước và hướng đến mục tiêu cao cả hơn trong tương lai là góp phần vào niềm tự hào thương hiệu Việt Nam trong khu vực và trên thế giới". Để chuẩn bị cho việc xuất khẩu, Thaco đã tăng tỷ lệ nội địa cho các dòng xe này lên 40 - 46%.

Theo ông Seita Kanai, Phó chủ tịch Tập đoàn Mazda, khu vực ASEAN là thị trường quan trọng với tiềm năng rất lớn về tăng trưởng doanh số đối với Tập đoàn.

"Không còn nghi ngờ gì nữa, Việt Nam là một trong những thị trường then chốt của Mazda với mật sộ dân số trẻ. Chúng tôi đã bắt đầu lắp ráp dòng xe CX-5 CKD tại Việt Nam vào cuối năm ngoái. Chúng tôi tiếp tục nghiên cứu để mở rộng xuất khẩu của sang các nước láng giềng khác. Mazda sẽ nỗ lực hết mình để đóng góp vào sự phát triển nền công nghiệp ô tô tại Việt Nam và khu vực", ông Seita Kanai nói.

Theo ông Trần Bá Dương, việc ký kết với Mazda Motor minh chứng rằng, Mazda hiểu mong muốn của Chính phủ Việt Nam về việc phát triển ngành công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ. Mazda cũng thể hiện chiến lược về phát triển sản xuất tại Việt Nam để xuất khẩu cho thị trường các nước ASEAN nhằm chuẩn bị cho tiến trình hội nhập AFTA và đón đầu lộ trình giảm thuế vào năm 2018.

Cũng theo ông Dương, mặc dù năm 2011, 2012 và cho đến nay, nền kinh tế Việt Nam rơi vào suy thoái và thị trường ô tô suy giảm đáng kể nhưng nhờ sự hỗ trợ tích cực từ phía Mazda Motor, Vina Mazda đã đầu tư mạnh mẽ về sản xuất, hệ thống phân phối và marketing thương hiệu nên doanh số vẫn liên tục tăng trưởng. "Hết năm 2013, Vina Mazda sẽ bán ra ít nhất 3.000 xe, chiếm 5,4% thị phần và đứng thứ 5 trong Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô tại Việt Nam (VAMA)", ông Dương khẳng định.

Mở rộng thị trường

Thật ra, việc xuất khẩu ô tô đã được một số DN triển khai từ nhiều năm nay nhưng số lượng không đáng kể và cũng không theo kế hoạch dài hơi. Với kế hoạch xuất khẩu "có lộ trình" của Vina Mazda, nhiều đánh giá đây là sự chuyển hướng của DN trước thềm AFTA.

Năm 2012, General Motor Việt Nam (GMV) cũng đã xuất xe ô tô dưới 10 chỗ sang các nước. Không tiết lộ cụ thể lượng xe đã được xuất trong năm này, nhưng nhiều thông tin cho rằng xe xuất khẩu của GMV cũng nằm ở ba con số.

Trước đó, trong năm 2011, GMV đã xuất 301 chiếc xe đa dụng Viviant (7 chỗ ngồi) đến Cộng hòa Peru. Ông Gaurav Gupta, Tổng giám đốc GMV, cho biết, GMV đang tìm kiếm thêm các cơ hội xuất khẩu khác.

Một DN khác tham gia vào việc xuất khẩu ô tô là Công ty Isuzu Việt Nam. Năm 2010, Isuzu Việt Nam đã xuất sang Lào một lượng không nhỏ xe đa dụng và bán tải.

Trước đó, năm 2008, Isuzu Việt Nam đã xuất khoảng 200 xe đa dụng và xe bán tải sang cácvùng lãnhthổthuộc Nam Thái Bình Dương. Năm 2006, Isuzu Việt Nam cũng đã xuất hơn 100 xe ra các nước.

Ngay như Vinaxuki, một "DN 100% Việt Nam" cũng đặt kế hoạch cho việc xuất khẩu. Ông Bùi Ngọc Huyên, Tổng giám đốc Vinaxukia, từng đặt mục tiêu đưa các dòng xe "made in Việt Nam" của Vinaxuki sang một số thị trường và cạnh tranh với xe ngoại nhập.

Chia sẻ với báo giới, ông nói: "Đến năm 2015, Công ty sẽ cân đối được nguồn ngoại tệ nhập khẩu bằng chính các sản phẩm xuất khẩu. Khi đó, các sản phẩm xuất khẩu của Vinaxuki đã được nội địa hóa 100%".

Xe đa dụng Viviant đã được GMV xuất sang các nước

Đã tính đến việc xuất khẩu nên năm 2006, Công ty Toyota Việt Nam (TMV) đã xây dựng Trung tâm Xuất khẩu phụ tùng Toyota. Năm 2012, tổng giá trị xuất khẩu phụ tùng của TMV đạt trên 38 triệu USD, tăng 21,1% so với năm 2011, nâng tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của DN này lên hơn 207 triệu USD sau hơn 7 năm Trung tâm Xuất khẩu phụ tùng Toyota đi vào hoạt động.

TMV đã xuất khẩu ba loại phụ tùng ôtô, bao gồm ăng ten, van khí thải và bàn đạp chân ga đến Thái Lan, Indonesia, Philippines, Malaysia, Ấn Độ, Argentina, Venezuela, Đài Loan, Pakistan…

Những sản phẩm xuất khẩu của TMV cũng được sử dụng cho xe Yaris, Vios, Corolla và Hiace. Ông Yoshihisa Maruta, Tổng giám đốc TMV, cho biết, năm nay, TMV sẽ đẩy mạnh sản xuất cũng như xuất khẩu ô tô để đạt mức tăng trưởng 15% so với năm 2012.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Chuyển hướng xuất khẩu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO