Chim yến nhiễm virus H5N1: "Không thuyết phục"

HOÀNG NAM| 07/05/2013 09:06

Đó là nhận định của PGS-TS. Nguyễn Văn Hanh, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM - Phó giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM tại buổi hội thảo do Viện Khoa học và Công nghệ Phương Nam tổ chức ngày 4/5 vừa qua.

Chim yến nhiễm virus H5N1:

Đó là nhận định của PGS-TS. Nguyễn Văn Hanh, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM - Phó giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM tại buổi hội thảo do Viện Khoa học và Công nghệ Phương Nam tổ chức ngày 4/5 vừa qua.

>> Ninh Thuận công bố dịch cúm H5N1 trên chim yến

Đọc E-paper

Theo báo cáo, tại các nước có lịch sử nuôi chim yến hàng trăm năm như Indonesia, Malaysia..., ngay cả khi dịch cúm gia cầm bùng phát trong giai đoạn 2005 - 2008, thì các nước này cũng không có thông tin nghi ngờ hoặc thông báo về việc cúm gia cầm trên chim yến và họ cũng không mấy quan tâm về việc này.

Virus cúm gia cầm chủ yếu lây truyền qua đường thức ăn, nước uống và chất thải gia cầm, chủ yếu gây bệnh ở gà, vịt... Hiện tại chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào khẳng định dịch cúm gia cần ở chim hoang dã. Trên thực tế, virus đường ruột đã được tìm thấy ở một số cá thể nhưng đây chỉ là hiện tượng tự nhiên, không phải dịch và không gây hại cho con người.

Về mặt dịch tễ học, báo cáo khẳng định, loài chim yến không (hoặc chưa) mẫn cảm với virus cúm gia cầm. TS. Hanh cũng đặt vấn đề kết quả chim yến nhiễm cúm H5N1 không thuyết phục vì quy trình kiểm nghiệm khoa học, phương pháp kiểm tra và công bố dịch trên chim yến vừa qua dường như chưa được tiến hành một cách kỹ lưỡng nhằm đảm bảo tính chính xác.

Các kết quả kiểm nghiệm do các đơn vị có chức năng xét nghiệm dường như cũng không được cung cấp kịp thời cho doanh nghiệp.

Theo TS. Trần Công Hoàng Quốc Trang, Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Phương Nam, do nhà hát cũ Thanh Bình, TP. Phan Rang (Ninh Thuận) để trống, hoàn toàn không có hệ thống làm mát và sự hỗ trợ của các thiết bị công nghệ, yến vào làm tổ tự nhiên, kết hợp với thời tiết nắng nóng, ngột ngạt, khiến chim non mới nở, còn yếu rơi xuống đất chết. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường trong tự nhiên, do môi trường sống không đảm bảo.

Bà Đỗ Tú Quân, Tổng giám đốc Công ty Long Phi, chuyên xuất khẩu yến thô và yến thành phẩm sang Hồng Kông, cho biết: "Chim yến kiếm ăn xa tổ, đàn này không tiếp xúc với đàn kia, tối mới bay về, lượn vài vòng là vào tổ, rất ít phân chim và chỉ rải quanh nhà nuôi yến. Cho nên khả năng lây lan dịch bệnh từ vùng này sang vùng khác và cho người là rất thấp.

Tuy nhiên, nếu thực sự đã có bệnh, thì trong vòng 400km xung quanh tổ của yến phát hiện có bệnh đều phải khoanh vùng, vì những nơi này đều có nguy cơ phát dịch. Nếu không, thì tất cả chỉ là tin đồn vì những mục đích "ngoài luồng". Tuy nhiên, các bạn hàng khi nghe thông tin, đã lập tức đòi tẩy chay yến sào Việt. Nếu không phải công ty có uy tín, thì sẽ chịu thiệt rất lớn.

Ông Phan Xuân Thảo, Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP.HCM, cho biết: "Từ đầu năm 2013 đến nay, Chi cục đã tiến hành xét nghiệm 12 mẫu chim yến tại Cần Giờ, tất cả đều âm tính với virus H5N1.

Ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai, cho biết sau khi có thông tin dịch cúm H5N1 xuất hiện trên đàn chim yến nuôi tại tỉnh Ninh Thuận, Chi cục tổ chức lấy sáu mẫu máu trên đàn chim yến của hai hộ nuôi ở khu phố 1 thuộc phường Bửu Long, TP. Biên Hòa để xét nghiệm, kết quả cho thấy các mẫu cho kết quả âm tính (không bị nhiễm cúm).

Theo Viện Khoa học và Công nghệ Phương Nam, trong 23 tỉnh phía Nam lập đề án nuôi yến theo công nghệ của Viện, thì không có tỉnh nào phát hiện yến dương tính với virus H5N1.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Chim yến nhiễm virus H5N1: "Không thuyết phục"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO