Bị app giao đồ ăn tăng phí, các chuỗi nhà hàng chuyển hướng ra sao?

Dương Nguyễn| 01/11/2020 07:48

Các app giao đồ ăn đang cạnh tranh quyết liệt để thu hút người dùng. Nhưng gần đây, họ giảm ưu đãi với khách hàng và tăng phí người bán khiến các cửa hàng đau đầu...

Bị app giao đồ ăn tăng phí, các chuỗi nhà hàng chuyển hướng ra sao?

Khi các app tăng phí

Với gần 40 cửa hàng, bán offline và online nhiều thương hiệu gồm gà rán Otoke Chicken, bánh kem Chewy Chewy và cơm Cô tấm. Các sản phẩm này đều có bán trên tất cả các app phổ biến hiện nay là Now, GrabFood và Baemin, ông Mai Trường Giang- chủ chuỗi cửa hàng cho biết, gần đây các app này tăng phí hoa hồng đối với các chuỗi lớn, nhất là Baemin. Các chuỗi nhỏ hoặc cửa hàng nhỏ, theo ông Giang cũng đang phải trả 25-30% phí hoa hồng, mức này đã cao nên không còn chỗ tăng nữa.

Dù không thể tiết lộ mức phí này (thỏa thuận kinh doanh riêng), nhưng ông Giang đánh giá: “Dù là 0,5% hay 1% cũng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của các chuỗi lớn rồi. Các chuỗi nhỏ nếu kiểm soát chi phí không tốt cũng rất dễ lỗ chứ đừng nói đến chuyện có lãi”.

Ông Giang đánh giá: “Dù là 0,5% hay 1% cũng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của các chuỗi lớn rồi. Các chuỗi nhỏ nếu kiểm soát chi phí không tốt cũng rất dễ lỗ chứ đừng nói đến chuyện có lãi”.

Lý do tăng phí từ Baemin, theo  ông Giang, là do các app này đã chịu lỗ trong vài năm đầu do cần thu hút người dùng về phía ứng dụng. Hiện tại, các app đều đang lỗ do vẫn đang tiếp tục đốt tiền để giành thị phần. Trong đó, Grabfood và Beamin đã có sự điều chỉnh về cách tiếp cận và làm việc với các chuỗi.

Đẩy mạnh kênh riêng hoặc tiết giảm chi phí…

Trước nay, để thu hút khách hàng, hầu như các ap đều thực hiện chiến lược... đốt tiền, họ sẵn sàng giảm giá 50-70% cho mỗi đơn hàng khi mới vào Việt Nam. Các chi phí quảng bá nói chung đều được chia sẻ với nhà bán hàng. Sau hai năm gia nhập thị trường, khi đã có vị thế nhất định, họ bắt đầu siết lại chính sách với các nhà bán hàng như tăng phí khi ký hợp đồng mới, lấy phí cao từ các cửa hàng nhỏ và thu hẹp các ưu đãi đối với khách hàng.

Trước động thái này, các cửa hàng bắt đầu tỉnh táo hơn, xây dựng kênh bán hàng riêng hoặc quyết tâm không bắt tay với các app giao đồ ăn.

Ông Giang cho biết đã đầu tư chuyển đổi số để phát triển kênh bán hàng thông qua website, đồng thời đang triển khai mô hình “Bếp trên mây – Chef Station”. Kênh online đóng góp đến 50% doanh thu trong năm 2020 (tăng mạnh so với năm 2019), kênh app chiếm 25%, còn lại là kênh bán offline. Tổng doanh thu từ 3 thương hiệu qua gần 40 cửa hàng của ông Giang đang đạt hơn 120 tỷ đồng mỗi năm.

Đối với một số sản phẩm được xây dựng chuyên dành để bán qua app thì khác. Họ sẵn sàng tiết giảm chi phí, giảm lợi nhuận để được nằm trên app. Chuỗi Pizza Home ở Hà Nội là một ví dụ. Ông Tùng – chủ chuỗi này chia sẻ, chi phí trả cho các app bằng với chi phí marketing, khoảng 15-25% trong thời điểm đầu và giảm dần xuống 10-15%. Khi app tăng phí, ông buộc phải cân bằng giữa việc tiết giảm chi phí và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Việc này không phải dễ nhưng vẫn phải làm để nhằm tiếp cận xu hướng mua hàng qua app của khách hàng.  

Khi app tăng phí, Pizza Home buộc phải cân bằng giữa việc tiết giảm chi phí và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Khi app tăng phí, Pizza Home buộc phải cân bằng giữa việc tiết giảm chi phí và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Dù vậy, ông Tùng cũng thừa nhận để giảm rủi ro, nên coi các app giao đồ ăn chỉ là một trong những kênh để tiếp cận khách hàng, cần phải có chiến lược tiếp cận thêm để tránh "bỏ trứng vào một giỏ”.  Bằng cách này, ông Tùng phát triển kênh online riêng từ giữa năm 2019, đã mang về 50% trong tổng doanh thu cho cửa hàng của ông.

Về lâu dài, ông Giang cho rằng giữa app và người bán hàng cần phải có quan hệ bình đẳng chứ không phải quan hệ xin-cho hay cầu cạnh. Khi nhà bán hàng bắt đầu tự lập, tự do phát triển kênh riêng và thương hiệu của họ ở một “đỉnh” khác, thì các app sẽ sống theo quan hệ gì, nếu tiếp tục tăng phí?. "Dữ liệu người dùng hôm nay là của app, nhưng ngày mai đã là rác rồi”, ông Giang cảnh báo.

Bà Đoàn Thư – chủ chuỗi nhà hàng Vua Cua ở TP.HCM cho rằng, cách làm của các app giao đồ ăn ở Việt Nam rất kỳ lạ. Tại Mỹ, các app thường không thu phí đối tác nhà hàng thường xuyên, chỉ thu ở những thời điểm cần marketing nhất định. “Ngay cả app Yelp rất nổi tiếng cũng chỉ thu phí quảng cáo tại một số thời điểm”, bà Thư chia sẻ.

Bởi vậy, ngay từ khi phát triển kênh bán hàng, bà đã tính chuyện “né” các đối tác thứ ba như app giao đồ ăn. Theo bà Thư, ở Việt Nam, các app luôn tính cách triệt thu đối tác nhà hàng. Phí hoa hồng 15-25% đã là cao rồi, mà còn chịu nhiều thiệt thòi khác.

Ngay từ khi phát triển kênh bán hàng, chuỗi Vua Cua đã tính chuyện “né” các đối tác thứ ba như app giao đồ ăn.

Ngay từ khi phát triển kênh bán hàng, chuỗi Vua Cua đã tính chuyện “né” các đối tác thứ ba như app giao đồ ăn.

Kinh doanh thực phẩm ăn uống ở Việt Nam có biên lợi nhuận khá tốt, thường ở mức 20-30%. Tuy nhiên, chi phí vận hành cũng cao tương ứng, khoảng 20-25% với cửa hàng nhỏ và 15% với chuỗi.

Các app hiện nay đang thu của nhà bán hàng cũng bằng mức này. Trong khi đó, sản phẩm lên được app rồi, nhà hàng phải giảm giá bán thêm. Chi phí tăng lên khiến nhà hàng không còn nhiều lãi, thậm chí phải chấp nhận lỗ. “App không ép nhà hàng giảm giá bán. Nhưng không giảm thì sản phẩm không được hiển thị ưu tiên thì làm gì có người mua”, bà lập luận.

Ngoài chi phí cao, nhà hàng cũng không lấy được dữ liệu khách hàng để thực hiện việc chăm sóc khách hàng. Việc này được bà Thư ví von là nhà hàng chỉ như gánh hàng rong khi hợp tác với các app. Bà cho rằng, kinh doanh chuỗi thì phải tránh phụ thuộc. Do đó, đến nay, chuỗi 5 nhà hàng của bà chủ yếu được bán qua offline và kênh website riêng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Bị app giao đồ ăn tăng phí, các chuỗi nhà hàng chuyển hướng ra sao?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO