Bài 2: Tiền không quyết định tất cả

THẢO MINH| 07/07/2010 00:46

Sau 9 năm làm chuyên nghiệp, nhiều CLB đã sống khỏe với giá trị rất cao, nhưng đồng tiền rót vào bóng đá phần lớn đều không phải từ bóng đá.

Bài 2: Tiền không quyết định tất cả

Sau 9 năm làm chuyên nghiệp, nhiều CLB đã sống khỏe với giá trị rất cao, nhưng đồng tiền rót vào bóng đá phần lớn đều không phải từ bóng đá. Không ít người cho rằng, có những người đầu tư cho đội bóng phần lớn là để xin đất hoặc hợp thức hóa đất dưới danh nghĩa “phát triển bóng đá”. Có thể đó cũng là một cách kinh doanh để nuôi bóng đá, nhưng về lâu dài, nó sẽ trở thành tai hại nếu bóng đá lại không sống nhờ tiền từ bóng đá.

Trong chiến thuật, ngoài chiến lược

Theo ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL): “Muốn đầu tư vào bóng đá hiệu quả thì trước hết phải có tiềm lực tài chính thật mạnh và cũng cần một định hướng, chiến lược rõ ràng. Phải xem đầu tư vào bóng đá cũng là một ngành kinh doanh, nên ngoài đầu tư tài chính, còn cần phải đầu tư cả chất xám và đam mê, tâm huyết”.

Thực tế, đã có không ít doanh nghiệp (DN) đổ tiền xây dựng lại sân bóng, nhà nghỉ cho các cầu thủ, thuê cầu thủ ngoại..., thậm chí còn sắm cho đội bóng cả phương tiện di chuyển. Nhưng chỉ sau vài mùa giải thì phải bán đội bóng vì không kham nổi kinh phí nuôi đội.

Học viên Viện Bóng đá HAGL-Arsenal - Ảnh: Long Nguyễn

Ông Đức cho biết: “Đầu tư vào đội bóng DN nào cũng có thể, nhưng sức bền đến đâu còn đòi hỏi ở năng lực tài chính. Bên cạnh đó, cần phải có cách làm riêng”. Sau sự kiện mua Kiatisak, HAGL tiếp tục “dọn” 5ha cao su đang độ cho mủ (bình quân thu được 300 triệu đồng/ha/năm) để lấy đất xây dựng Học viện Đào tạo JMG Arsenal - Hoàng Anh Gia Lai. Có nghĩa là mỗi năm Tập đoàn sẽ mất khoảng 1,5 tỷ đồng (chưa tính lũy tiến). Vị chi sau bảy năm học viện này hoạt động, HAGL mất hơn chục tỷ bạc.

“Sơ đồ kinh doanh” mới

Cùng đi theo chiến lược đầu tư dài hơi cho bóng đá như HAGL, Vinamilk cũng đã thành lập Trung tâm Bóng đá cộng đồng Vinamilk - Arsenal, Công ty CP Bóng đá Hòa Phát thì kết hợp với Công ty CP Thể thao ACB xây dựng Trung tâm Bóng đá Hòa Phát - ACB...

Tập đoàn Sara Việt Nam đầu tư cho CLB hạng nhất Quân khu 4. Đây là trường hợp duy nhất ở Việt Nam một thương hiệu có tên ở hai CLB. Trần Khắc Hùng, Chủ tịch Tập đoàn Sara, giải thích, Sara định hướng xây dựng một khu liên hợp thể thao quy mô như Thành Long. Với kế hoạch này, Sara sẽ cóù nguồn thu từ các dịch vụ kèm theo như nhà hàng, khách sạn, khu du lịch, đồ lưu niệm, trang phục thi đấu...

Không đủ lực để “nuôi” đội bóng, nhiều DN đã áp dụng chiến lược đầu tư ngắn hạn, cụ thể là tài trợ vào từng mùa giải hoặc vào “đúng thời điểm” công ty tung ra chiến lược, sản phẩm mới. Cách làm này cũng được xem là hiệu quả, nhưng theo các chuyên gia thương hiệu, đó chỉ là cách xây dựng thương hiệu ngắn hạn, và chỉ phát huy tác dụng vào thời điểm diễn ra các giải đấu lớn, thu hút sự quan tâm của nhiều người như SEA Games, AFC Cup, Olympic, Asian Cup, World Cup...

Bài 1: Một vốn bốn lời

Bài 3: Doanh nghiệp đầu tư bóng đá phía Bắc: Trầy trật

Chẳng hạn, Gạch Đồng Tâm, dù đã có trong tay đội bóng Gạch Đồng Tâm - Long An thi đấu rất thành công, nhưng ông Võ Quốc Thắng (Công ty Đồng Tâm) vẫn quyết định mua lại đội bóng của CLB Đông Á - Thép Pomina. Mục đích của ông Thắng lúc đó không ngoài việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm sơn Đồng Tâm sắp tung ra thị trường.

Tương tự, để quảng bá thương hiệu cà phê hòa tan Moment, Vinamilk đã đầu tư 2 triệu USD để dùng logo, hình ảnh, thương hiệu Arsenal và hình ảnh cầu thủ đội bóng này trong quảng cáo và tiếp thị cho thương hiệu Moment. Mới đây, Hoa Sen Group cũng cam kết tài trợ 300.000 USD cho đội tuyển bóng đá nam quốc gia Myanmar và đội tuyển nam Olympic quốc gia Myanmar trong vòng ba năm. Chiến lược đầu tư này xuất phát từ chủ trương đầu tư sản xuất tôn, thép, vật liệu xây dựng sắp tới của Hoa Sen tại Myanmar.

Việc tiếp nhận tài trợ, ghép tên giữa các DN đã đem lại khí thế và diện mạo mới cho bóng đá Việt Nam. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà giải bóng đá V-League được đánh giá là có sức hấp dẫn nhất khu vực Đông Nam Á so với những giải khác như S-League của Singapore hay Thai-League của Thái Lan. Điều này trong tương lai sẽ giúp cho bóng đá Việt Nam phát triển nhanh hơn. Nếu thực sự như vậy, bóng đá cần có lời cảm ơn các DN, các nhà đầu tư có tâm và có tầm.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Bài 2: Tiền không quyết định tất cả
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO