Startup Trung Quốc được định giá triệu USD nhờ cho thuê xe đạp

02/11/2016 09:42

Những chiếc xe đạp xinh xắn này có thể được dựng ở bất cứ vỉa hè, bãi đỗ nào trong thành phố để chờ người dùng nhấc máy đặt thuê với giá chỉ 1-2 tệ/giờ.

Startup Trung Quốc được định giá triệu USD nhờ cho thuê xe đạp

Những chiếc xe đạp xinh xắn này có thể được dựng ở bất cứ vỉa hè, bãi đỗ nào trong thành phố để chờ người dùng nhấc máy đặt thuê với giá chỉ 1-2 tệ/giờ.

Trên những trận đấu khẩu có hồi kết của cư dân mạng Trung Quốc, người ta vẽ ra một con đường chung để đi tới thành công: Tìm một đại gia mạnh chống lưng rồi xin thật nhiều tiền để chiếm lấy thị phần.

Chương mới nhất trong cuốn sách thành công nay lại đang được hai doanh nhân trẻ nước này viết tiếp qua hình ảnh chiếc xe đạp từng là biểu tượng của xã hội Trung Quốc thời bao cấp.

Người đầu tiên là Dai Wei, 25 tuổi, hiện đang là CEO của công ty chia sẻ xe đạp Beijing Bikelock Technology, hay còn được biết đến với tên gọi Ofo. Ofo từng gọi được 100 triệu USD vốn mạo hiểm từ hồi tháng 9 với các nhà đầu tư bao gồm cả sáng lập viên Xiaomi Lei Jun và công ty Didi Chuxing, startup vừa thâu tóm Uber tại đại lục. Vòng gọi vốn này đã đưa mức định giá của Ofo lên 500 triệu USD.

Dai Wei CEO của Ofo

Doanh nhân thứ hai chúng tôi muốn đề cập Hu Weiwei, CEO của Beijing Mobike Technology, startup đối thủ của Ofo từng được Tencent và thật trớ trêu là cả…Didi rót vốn đầu tư.

Đây đúng là thời kỳ cạnh tranh rực lửa tại Trung Quốc với việc các startup công nghệ phải đốt hàng tỷ USD để chiếm lấy người dùng, rồi cuối cùng là bị sáp nhập vào hàng đối thủ chỉ vài tháng sau đó (tương tự như trường hợp của Didi Dache và Kuaidi Dache, và sau đó là Didi Chuxing và Uber).

Theo lời Cao Yang, chuyên gia phân tích của hãng tư vấn chiến lược Iresearch thì "việc Tencent và Didi mỗi bên lại tự chọn cho mình một startup để đầu tư khiến cho cuộc chiến cạnh tranh lại càng thêm phần máu lửa và khó đoán. Cuối cùng chính tốc độ thích nghi và khả năng tận dụng các nguồn lực của nhà sáng lập mới quyết định tất cả".

Chia sẻ xe đạp thực tế không phải là một mô hình quá mới. Theo số liệu của Roland Berger, hiện có tới 600 hãng như vậy đang hoạt động trên toàn cầu; thị trường ngành này cũng được dự đoán sẽ tăng trưởng 20% mỗi năm và mang về doanh thu 5,8 tỷ USD tính đến năm 2020.

Một chiếc xe của Ofo

Những mô hình như Velib (Paris) hay Boris Bikes (London) hiện vẫn đang được chính các cư dân và chính quyền sở tại vận hành với sự tài trợ của các doanh nghiệp vẫn đang cung cấp xe đạp cho mọi người tại các "giá đỗ" xe ở những khu vực định sẵn. Điểm khác biệt giữa Ofo và Mobike với các dịch vụ kia chính là việc hai startup này cho phép người dùng tìm xe và thanh toán tiền thuê qua smartphone rồi bỏ chiếc xe lại bất cứ chỗ nào họ muốn.

Mỗi công ty lại nhắm đến những thị trường khác nhau. Trong khi Mobike hướng đến phân khúc cao với những chiếc xe đạp có giá lên đến 3.000 tệ (440 USD) sặc sỡ thời thượng hay được gắn định vị vệ tinh thì Ofo lại hướng đến nhóm đối tượng sinh viên với những chiếc xe đạp vàng hai bánh giá chỉ khoảng 250 tệ, không gắn định vị GPS; giá thuê cũng chỉ 1 tệ/giờ, bằng một nửa mức giá của Mobike.

Mobile sử dụng GPS để quản lý những chiếc xe của mình. Ofo thì lại dựa theo tín hiệu từ smartphone của người lái và gửi cho họ mã mở khóa số của chiếc xe.

Rawen Huang, nhà sáng lập quỹ đầu tư Petrel Capital cho biết: “Các CEO startup này đều nghĩ họ có thể trở thành Amazon, đốt tiền trước rồi thu về sau. Nếu quay lại về thời điểm 5 năm trước chúng ta hẳn đã khó mà tin nổi tại sao họ gọi được chừng đó vốn với mức định giá như vậy.”

Dẫn lời cố vấn Cheng Wei, cùng đồng thời là CEO Didi Chuxing, Dai cho biết: “Thời điểm mới thành lập công ty, chúng tôi vẫn coi trọng việc bánh trướng hơn là phòng vệ. Bạn càng đốt tiền nhanh và hiệu quả thì lại càng gọi được nhiều vốn hơn và công ty lại càng mạnh lên. Sau đó sẽ là lúc bạn thống trị thị trường.”

Chính chiến lược đốt tiền không tiếc tay này đã giúp Didi quật ngã hơn 30 đối thủ, trong đó có cả startup cũng gọi vốn mạnh không kém là Uber tại Trung Quốc. Vào thời kỳ đỉnh điểm của cuộc chiến cạnh tranh, hai công ty này chi tới 1 tỷ USD/năm để trợ giá các chuyến đi. Bù lại, Didi hiện nay đã nắm quyền kiểm soát tới 11 triệu chuyến đi mỗi ngày trên hơn 400 thành phố toàn đại lục.

Trong khi chính bản thân Didi vẫn chưa thu được lời, Dai cho biết Ofo đã bắt đầu có lãi.

Là một học viên tiến sỹ tại ĐH Bắc Kinh, Dai đã bỏ học để sáng lập ra Ofo và nhận được sự ủng hộ của Allen Zhu đến từ quỹ GSR Ventures, nhà đầu tư từng rót tiền cho Didi ngay từ giai đoạn trứng nước.

Những lời khuyên của Wang đã giúp Ofo không chỉ gọi được một khoản vốn khổng lồ với Didi mà còn được tiếp cận với hơn 300 triệu người dùng của hãng này.

Một người dùng đang sử dụng xe của Mobike

Ofo cho biết hiện đang sở hữu tới 85.000 chiếc xe đạp, hầu hết đặt tại khuôn viên các trường đại học và dự kiến sẽ đưa dịch vụ của mình ra khắp các vùng khác tại Trung Quốc. Trong khi đó, Mobike hiện đang có 30.000 xe rải rác các thành phố lớn của Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Thâm Quyến,… với dân số khoảng 74 triệu người. Startup này dự kiến sẽ tăng lượng xe đạp tại mỗi thành phố lên mức 100.000 xe cho đến cuối năm nay cũng như bành trướng sang các thành phố khác nữa. Cả hai công ty cũng đều đang để mắt tới thị trường Châu Âu.

Đối với người dân Bắc Kinh, cuộc chiến giữa hai đối thủ Ofo và Mobike hóa ra lại đang khiến họ có một cuộc sống tiện nghi hơn. Guang Geng, một nhân viên làm việc tại khu Zhongguancun cho biết: “Thật tình mà nói thì có thể phân biệt xe của hai hãng qua màu sắc, nhưng tôi cũng chẳng quan tâm đó là xe của ai, miễn thấy xe nào là dùng xe đó bởi tôi lười đi bộ lắm."

>>Muốn thành công, startup chỉ cần nhớ 2 từ này

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Startup Trung Quốc được định giá triệu USD nhờ cho thuê xe đạp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO