Nhiều dự án trẻ có tính ứng dụng cao

PV| 15/04/2021 07:46

Tham gia cuộc thi Dự án Kỹ thuật Phục vụ Cộng đồng (EPICS) do dự án USAID BUILD-IT và Chương trình STEM của Công ty DOW Việt Nam tổ chức, nhiều sáng kiến kỹ thuật mới của sinh viên đã được trình bày. Đặc biệt, ba dự án đạt giải Nhất, Nhì, Ba đã được đánh giá có tính khả năng ứng dụng cao.

Giải Nhất: Dự án Xe lăn điện thuộc về Trường Đại học Lạc Hồng

thumbnail-du-an-tre-6394-1618372582.jpg

Để giúp đỡ nhóm người tật nguyền khuyết chi trong việc mưu sinh và hoạt động hằng ngày, giải pháp xe lăn điện với những cải tiến về tiện nghi so với thiết bị hiện có và giá thành phù hợp. Dự án hiệu chỉnh xe lăn cho người sử dụng điều khiển dễ dàng hơn, đồng thời tích hợp tấm pin năng lượng mặt trời, vừa dùng để tích năng lượng cho xe khi di chuyển, đồng thời làm mái che cho người dùng.

Cụ thể, tận dụng lại lượng xe lăn bị dư thừa do nhiều người không sử dụng bị lãng phí, gắn thêm hai động cơ vào hai bánh sau truyền động theo phương pháp đai xích. Xe có hai phương pháp điều khiển là điều khiển bằng tay cầm (joystick) và điều khiển bằng cử chỉ nghiêng của đầu.

Giải Nhì: Dự án “Áo khoác an toàn” thuộc Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng 

giai-nhi-5240-1618372582.jpg

Để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho những tài xế xe ôm công nghệ, những người đi xe máy về khuya qua những nơi hoang vắng, nhóm đã tìm hiểu và sáng chế ra sản phẩm “áo khoác an toàn”. Sản phẩm bao gồm hai phần: phần áo và phần thiết bị. Phần áo đóng vai trò như một chiếc áo khoác bình thường nhưng có thêm một lớp vải chống đâm cắt, giúp cho người mặc giảm thiệt hại về tính mạng khi bị cướp giật. Phần thiết bị dùng để định vị GPS đồng thời gửi tín hiệu S.O.S (dễ dàng kích hoạt khi hoảng loạn) để cơ quan chức năng kịp thời đến cứu giúp. Sản phẩm sẽ cải tiến đa dạng để phù hợp với nhiều đối tượng người dùng như phụ nữ, trẻ em...

Giải Ba: Dự án "Máy sấy nhà kính năng lượng mặt trời thông minh” thuộc Trường Đại học Bách khoa TP.HCM

giai-ba-9093-1618372583.jpg

Phương pháp sấy tự nhiên (phơi nắng) vẫn còn đang được sử dụng phổ biến để chế biến các loại thủy hải sản như khô cá đù, mực một nắng. Sấy tự nhiên, cho dù bớt tốn kém về chi phí, nhưng vẫn còn nhiều khuyết điểm như không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, tốn kém thời gian và nhân công, chất lượng sản phẩm phụ thuộc nhiều vào thời tiết...

Từ hiện trạng trên, “máy sấy nhà kính năng lượng mặt trời thông minh” nhằm nâng cao chất lượng thành phẩm sau công đoạn sấy của các sản phẩm chế biến nông - thủy sản. Để có thể đảm bảo chất lượng thành phẩm sấy, máy được tích hợp với 4 tính năng chính: sấy trục xoay, khử vi sinh, giám sát và điều khiển từ xa, phân tích dữ liệu và dự báo. Công nghệ sấy nhà kính có nhiều ưu thế hơn so với các phương pháp sấy hiện có như có thể sấy được với sản lượng, diện tích lớn nhưng giảm tiêu hao nhiều về nhiên liệu, điện năng, chất lượng sản phẩm không phụ thuộc vào thời tiết, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như không thải ra các chất khí ô nhiễm môi trường... 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Nhiều dự án trẻ có tính ứng dụng cao
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO