Để có một dự án kinh doanh hoàn hảo (P.2)

23/07/2009 05:40

Trên thực tế, không phải chủ doanh nghiệp nào cũng thành công với dự án kinh doanh của mình. Nếu bạn đã từng thất bại, bạn hãy nhìn lại dự án đó và đối chiếu nó với những yếu tố dưới đây

Để có một dự án kinh doanh hoàn hảo (P.2)

Trên thực tế, không phải chủ doanh nghiệp nào cũng thành công với dự án kinh doanh của mình. Nếu bạn đã từng thất bại, bạn thử dành chút ít thời gian vàng ngọc để nhìn lại dự án đó và đối chiếu nó với những yếu tố dưới đây, xem nó đã đủ chưa, có cần bổ sung gì không? Rất có thể bạn sẽ rút ra cho mình một vài kinh nghiệm khá bổ ích nào đó.1/ Vốn Yếu tố vốn cần được...

Các dự án kinh doanh cần được lập trên cơ sở những thông tin chính xác, đặc biệt nếu dự án kinh doanh được đưa cho các nhà đầu tư, chủ nợ, đối tác và nhân viên xem xét.

6/ Rủi ro sở hữu trí tuệ

Kinh tế thế giới đang chuyển mạnh mẽ sang nền kinh tế tri thức, trong đó hàm lượng chất xám đóng vai trò rất quan trọng. Và vấn đề xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ luôn nhức nhối trong cuộc cạnh tranh ngàymột khốc liệt trên thương trường. Do đó, sẽ là rất cần thiết để các dự án kinh doanh tính toán được hết những rủi ro về sở hữu trí tuệ tác động thế nào đến hoạt động đầu tư kinh doanh. Những sở hữu trí tuệ có giá trị bao gồm tên thương hiệu độc quyền, logo, cơ sở dữ liệu mật, quy trình sản xuất, phương pháp nghiên cứu sản phẩm hay dịch vụ, danh sách khách hàng, thông tin tài chính,…

Những rủi ro sở hữu trí tuệ bao gồm đối thủ cạnh tranh tiết lộ những thông tin bí mật của mình, sao chép bất hợp pháp tên công ty, sản phẩm hay dịch vụ, ăn cắp nhân công,...

Đối với các dự án kinh doanh của mình, các chủ doanh nghiệp nên xem xét những yếu tố sở hữu trí tuệ nào đóng vai trò chủ chốt đối với mình, từ đó vạch ra những chiến lược hữu hiệu để bảo vệ, chẳng hạn như tiến hành các thủ tục bảo hộ, sử dụng các hợp đồng tín nhiệm với nhân công và đối tác, thực thi các chương trình bảo vệ tài sản, giới hạn việc tiếp cận các dữ liệu quan trọng. Những phân tích và đánh giá rủi ro sở hữu trí tuệ sẽ giảm thiểu những thiệt hại khi nó phát sinh. Hơn thế nữa, sự phân tích và lên kế hoạch trước cho hoạt động này sẽ giúp công ty không phải lo lắng khi sản phẩm mình mất công gây dựng một ngày nào đó bị đối thủ cạnh tranh sao chép và thu lợi.

7/ Mục tiêu lợi nhuận

Rất nhiều công ty đã “sa bẫy” pháp luật vì bóp méo doanh thu và lợi nhuận của mình. Yếu tố lợi nhuận vốn rất nhạy cảm bởi nó ảnh hướng đến sự phân tích và thái độ của nhà đầu tư đối với công ty. Nhiều chủ doanh nghiệp cố gắng tỏ ra rất lạc quan và hứng khởi về triển vọng của dự án kinh doanh mới. Và họ đã chia sẻ niềm vui này với các nhà đầu tư, chủ nợ, đối tác và nhân viên, Khi đó, lạc quan từ chỗ bình thường vô hình chung đã trở nên thổi phồng dự án.

Pháp luật nhiều nơi cho phép các nhà đầu tư, chủ nợ bị ảnh hưởng tài chính do sự thổi phồng quá mức này thu hồi lại toàn bộ số tiền đã đầu tư mà không phải bồi thường gì cả. Vì vậy, để tránh trường hợp trên, tốt hơn hết là các chủ doanh nghiệp nên thực tế hơn với triển vọng của dự án, sử dụng ngôn ngữ một cách cẩn trọng khi thảo luận về tình hình tài chính, không nên thổi phồng quá mức.

Sẽ là thực tế hơn nếu viết: “Dự án kinh doanh này bao gồm những thông số tài chính dựa trên những dự đoán hiện tại và những rủi ro có thể phát sinh. Những kết quả thực tế có thể khác biệt bởi còn nhiều yếu tố không dự đoán được hết vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát của công ty”. Trong khi đó, có chủ doanh nghiệp, do muốn thu hút số lượng tiền lớn của các nhà đầu tư, đã cố gắng thổi phồng các con số. Trong khi lợi nhuận thực tế có thể đạt được của dự án chỉ là 50.000 USD trong năm đầu tiên và 100.000 USD/năm trong hai năm tiếp theo thì họ lại viết rằng: “Dự án XYZ sẽ dễ dàng kiếm được một triệu USD lợi nhuận trong năm đầu tiên và 5 triệu USD lợi nhuận trong hai năm tiếp theo”.

Và sau này, nếu công ty thực tế chỉ kiếm được 100.000 USD/năm trong hai năm đầu tiên thì chủ doanh nghiệp có thể đối mặt với pháp luật về việc bóp méo thông tin, lường gạt các nhà đầu tư. Do vậy, sẽ tốt hơn hết nếu dự án kinh doanh được như sau: “Dự án XYZ là một cơ hội kinh doanh tốt, nhưng cũng như mọi dự án khác, chúng tôi không thể không tránh khỏi những rủi ro. Ban giám đốc tin rằng dự án sẽ kiếm được ít nhất 50.000 USD/năm trong hai năm đầu tiên.

Tuy nhiên, công ty đặt ra mục tiêu lợi nhuận cao là 1.000.000 USD cho năm thứ nhất và 5.000.000 USD cho năm thứ hai. Những mục tiêu này là khả quan và thể hiện một viễn cảnh tươi sáng nhất mặc dù kết quả thực tế có thể khác biệt với những mục tiêu lạc quan này”.

8/ Tên công ty

Không thể có một công ty nào không có tên, cái tên sẽ gắn với danh tiếng và uy tín của công ty suốt đời. Do vậy, việc đặt tên công ty cần có những tính toán thật cẩn trọng. Chủ doanh nghiệp nên sử dụng những tên được phép về mặt pháp lý để đặt tên cho công ty mình. Rất nhiều tên được pháp luật cho phép sử dụng miễn là cái tên đó không thuộc về một công ty khác, không được bảo hộ độc quyền nhãn hiệu, không lừa dối khách hàng, ví dụ cái tên khiến khách hàng tưởng rằng công ty của bạn là một chi nhánh của một thương hiệu nổi tiếng nào đó, và không xung đột với luật pháp về những quy định đặt tên. Chủ doanh nghiệp có thể suy tính vấn đề này trong một thời gian trước khi lập dự án kinh doanh, tạo điều kiện để cái tên đó chắc chắn được sử dụng.

9/ Tên của sản phẩm dịch vụ

Trong các dự án kinh doanh, chủ doanh nghiệp cần ưu tiên lựa chọn tên của sản phẩm hay dịch vụ mình định cung cấp trên thị trường. Một công ty nên sử dụng duy nhất một cái tên được pháp luật cho phép đối với sản phẩm dịch vụ. Ví dụ, tên sản phẩm là MS Office, Adidas, Pepsi và Blackberry. Ví dụ về tên dịch vụ như JetBlue, Road Runner, Marriott, và FedEx. Một cái tên sẽ được chấp nhận nếu nó không xâm phạm đến quyền sở hữu nhãn hiệu độc quyền cũng như không thuộc về một công ty khác, hay lừa dối khách hàng đến một hiểu nhầm nhất định

10/ Thuê nhân viên

Các kế hoạch kinh doanh, vốn, trang thiết bị chỉ là những vật bất động. Để biến chúng thành những đồng lợi nhuận phải nhờ đến sức lao động của con người. Nhân viên luôn là yếu tố quan trọng cho thành công của mỗi công ty trong bất kỳ dự án kinh doanh nào. Việc hoạch địch chiến lược tuyển dụng nhân viên càng kỹ lưỡng bao nhiêu thì công ty sẽ có lợi bấy nhiêu. Một công ty có thể đối mặt với những vấn đề pháp luật khi tuyển dụng một cách cẩu thả các nhân viên không có chất lượng cũng như người điều hành, quản lý yếu kém. Vì vậy, các dự án kinh doanh nên bao gồm các kế hoạch tuyển dụng và thuê các nhà quản lý, nhân viên có chất lượng, đáng tin cậy. Việc ưu tiên kế hoạch tuyển dụng đến đâu sẽ phụ thuộc vào tính phức tạp của hoạt động kinh doanh, vai trò của các nhân viên, quy mô của công ty, loại hình kinh doanh và một số nhân tố khác.

11/ Tính chính xác của dữ liệu

Các dự án kinh doanh cần được lập trên cơ sở những thông tin chính xác, đặc biệt nếu dự án kinh doanh được đưa cho các nhà đầu tư, chủ nợ, đối tác và nhân viên xem xét. Chủ doanh nghiệp nên bảo đảm rằng tất cả các thông tin quan trọng trong dự án kinh doanh là đúng và chính xác, không lừa dối người đọc. Nếu chủ doanh nghiệp cung cấp những thông tin sai lệch, công ty và chủ doanh nghiệp có thể đối mặt với các trách nhiệm pháp lý, thậm chí trong một số tình huống sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nhằm giảm thiểu rủi ro, đối với thông tin nào còn chưa chắc chắn, chủ doanh nghiệp nên công bố điều này với những câu chú thích đại loại như “Thông tin này là ước tính”, “Thông tin này có thể không đúng với thực tế”,… Cũng như vậy, chủ doanh nghiệp nên giải thích khi thông tin của dự án dựa trên những ước tính xấp xỉ.

12/ Bảo mật

Khi hoạt động gián điệp trong kinh doanh đang ngày càng trở nên phổ biến, mỗi dự án kinh doanh nên có kế hoạch bảo vệ các thông tin nhạy cảm. Hiện nay, phần lớn các dự án kinh doanh đều chứa đựng những thông tin chiến lược nhạy cảm, do vậy, chủ doanh nghiệp cần chú ý khi chia sẻ những thông tin này với các nhà đầu tư, chủ nợ và nhân viên. Khi những dữ liệu nhạy cảm và thông tin độc quyền được đặt vào trong dự án kinh doanh và chuyển sang cho các nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp không thể bỏ qua việc trả lời câu hỏi: “Chuyện gì sẽ xảy ra nếu người nhận tiết lộ những thông tin này cho đối thủ cạnh tranh?”.

Một công ty có thể bảo vệ những thông tin nhạy cảm của mình bằng nhiều cách khác nhau. Thứ nhất là yêu cầu người nhận các dự án kinh doanh ký kết Hợp đồng tín nhiệm không tiết lộ thông tin (Non-disclosure agreement - NDA) trước khi nhận. Thứ hai là giới hạn lượng thông tin nhạy cảm chứa đựng trong dự án.

Nếu dự án kinh doanh chứa đựng những thông tin nhạy cảm mà yếu tố bảo mật quyết định thành công hay thất bại của dự án thì công ty nên thực hiện một chính sách bảo vệ và sử dụng các NDA. Tuy nhiên, thậm chí với các NDA, một dự án kinh doanh cũng chỉ nên cung cấp những thông tin cần thiết và đủ theo yêu cầu của các nhà đầu tư mà thôi, đừng hơn thế nữa. Nhiều nhà đầu tư, chủ nợ và đối tác từ chối ký các NDA trong khi thảo luận dự án kinh doanh.

Trong những tình huống này, công ty phải cân nhắc những bất lợi nếu thông tin bị tiết lộ. Nếu nhà đầu tư kiên quyết từ chối ký kết NDA trong khi vấn đề bảo mật vẫn cần đặt lên hàng đầu thì bạn có thể cung cấp cho nhà đầu tư và chủ nợ một văn bản khác với những thông tin nhạy cảm đã bị loại bỏ. Còn một khi nhà đầu tư thực sự quan tâm đến các chi tiết của dự án kinh doanh, bạn có thể yêu cầu cầu họ ký lại NDA một lần nữa. Lúc này, sẽ không có ký do gì để họ từ chối không ký cả.

(Xem P.1)

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Để có một dự án kinh doanh hoàn hảo (P.2)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO