Quốc tế

Khai thác hiệu quả thị trường Trung Quốc

Hứa Ninh Ninh (*) 02/01/2024 10:06

Nắm bắt được đặc điểm mới của thị trường tiêu dùng Trung Quốc sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam khai thác thị trường Trung Quốc tốt hơn nữa.

gdp-china.jpg

Kinh tế Trung Quốc đang hồi phục

Hợp tác kinh tế, thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam có nhiều lợi thế: Thứ nhất, lãnh đạo và chính phủ hai nước đã đạt được và đang thực hiện nhận thức chung nhằm tăng cường hợp tác, môi trường chính trị thuận lợi đã giúp cho thương mại thông suốt; Thứ hai, hai nước có lợi thế về vị trí địa lý, giao thông thuận tiện, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh; Thứ ba, kết cầu ngành nghề có tính bổ sung lẫn nhau cao và đều có nhu cầu về sản phẩm tiêu dùng; Thứ tư, quan hệ kinh tế, thương mại chặt chẽ, có nền tảng vững chắc, Trung Quốc nhiều năm liền là đối tác thương mại lớn nhất, thị trường nhập khẩu lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong số 10 nước ASEAN.

Trung Quốc là thị trường tiêu dùng lớn và có nhiều tiềm năng nhất trên thế giới, nhu cầu về thực phẩm, quần áo, nhà ở, giao thông và văn hóa tinh thần là cơ hội rất lớn cho doanh nghiệp Việt Nam.

Năm 2023, hoạt động kinh tế của Trung Quốc phải đối mặt với những khó khăn, thách thức mới nhưng trong 3 quý đầu năm, mặt bằng giá cả của Trung Quốc về cơ bản ổn định, 10 tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,4% so với cùng kỳ, trái ngược hẳn với tình trạng lạm phát cao ở các nền kinh tế lớn.

Năm nay lương thực của Trung Quốc tiếp tục bội thu. Sản xuất công nghiệp tăng tốc, giá trị gia tăng của các ngành công nghiệp có quy mô lớn trong 10 tháng đã tăng 4,1% so với cùng kỳ. Ngành dịch vụ có đà tăng trưởng tốt, chỉ số sản xuất ngành dịch vụ tăng 7,9%, đóng góp 63% vào tăng trưởng kinh tế trong 3 quý đầu năm.

Xu hướng tiêu dùng trực tuyến, tiêu dùng xanh, tiêu dùng thông minh…của Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng. Các hình thức kinh doanh mới, mô hình mới và trường hợp mới không ngừng xuất hiện. Trong 3 quý đầu năm, doanh số bán lẻ trực tuyến tăng 11,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tiếp cận thị trường Trung Quốc để mở rộng kinh doanh

Thứ nhất, có thể xây dựng các điểm bán hàng và gian hàng tại các khu chợ tổng hợp và khu chợ chuyên ngành tại các thành phố có liên quan ở Trung Quốc, việc này có thể giúp phát triển hơn nữa thị trường Trung Quốc so với việc tham gia các hội chợ, triển lãm.

Thứ hai, tích cực mở rộng hoạt động quảng bá các công ty, thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam tại Trung Quốc, đồng thời tăng cường số lượng các hoạt động quảng bá sản phẩm Việt Nam được tổ chức tại Trung Quốc.

Thứ ba, phát triển thị trường quốc tế rộng lớn hơn nhờ vào sự hỗ trợ của các cơ chế hợp tác như “Hai hành lang, một vành đai”, Tuyến đường liên vận quốc tế trên bộ trên biển, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU. Tính đến tháng 11 năm nay, các chuyến tàu chở hàng Trung Quốc-châu Âu đã thực hiện hơn 16.000 chuyến tàu, vận chuyển 1,75 triệu TEU hàng hóa, tăng lần lượt 7% và 19% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thùng hàng nặng tổng hợp đạt 100%, khối lượng hàng hóa đã vượt tổng khối lượng của năm 2022. Hiện tại, các chuyến tàu Trung Quốc - châu Âu đã vươn tới 217 thành phố ở 25 quốc gia châu Âu. Tuyến đường mới trên bộ trên biển quốc tế có vai trò kết nối ASEAN và EU.

Thứ tư, các doanh nghiệp dựa vào vai trò cầu nối của ngành, hiệp hội doanh nghiệp hai nước để mở rộng nguồn thông tin, kênh kinh doanh và lựa chọn đối tác thương mại chính xác. Đồng thời, các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp hai nước cần tích cực kết nối để tạo thuận lợi cho hợp tác thương mại giữa doanh nghiệp hai bên, thúc đẩy trao đổi thương mại hai bên. Các hiệp hội doanh nghiệp và công nghiệp lớn của Trung Quốc có số lượng các công ty thành viên rất lớn, hàng năm đều có tổ chức các Triển lãm quy mô tương ứng.

Thứ năm, trong bối cảnh chính phủ hai nước đã đạt được và đang thực hiện nhận thức chung về hợp tác thương mại điện tử, các doanh nghiệp thương mại điện tử cần tích cực tiến hành kết nối, thúc đẩy hợp tác thương mại giữa hai nước bằng các hình thức thương mại điện tử xuyên biên giới mới.

(*) Chủ tịch Ủy ban hợp tác công nghiệp RCEP -
Chủ tịch điều hành Hội đồng thương mại Trung Quốc - ASEAN

Bài phát biểu tại “Hội nghị xúc tiến thương mại mở rộng thị trường
xuất nhập khẩu vùng Đông Nam bộ” do Bộ Công Thương Việt Nam
tổ chức vào ngày 13/12/2023.

Một, tốc độ tăng trưởng tiêu dùng ở khu vực miền Trung và miền Tây nhanh hơn so với khu vực phía Đông.
Hai, thế hệ người tiêu dùng mới như những người sinh vào những năm 1990, 2000 có yêu cầu cao hơn và sẵn sàng chi trả cho sự mới mẻ, cá tính, chất lượng, trải nghiệm của sản phẩm.
Ba, sở thích và sự lựa chọn của người tiêu dùng ngày càng đa dạng.
Bốn, người tiêu dùng không còn hài lòng với một chức năng hoặc thương hiệu duy nhất mà đang tìm kiếm sự khác biệt và cá nhân hóa hơn.
Năm, người tiêu dùng không còn bị giới hạn bởi mua sắm trực tiếp hoặc trực tuyến truyền thống mà có thể sử dụng nhiều phương thức khác nhau để mua sắm.
Sáu, người tiêu dùng không còn chỉ coi tiêu dùng là một hành vi nhằm đáp ứng các nhu cầu cơ bản mà còn tích hợp nó vào các bối cảnh cuộc sống và công việc khác nhau như du lịch, giáo dục, giải trí…
Bảy, người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn đến chất lượng, an toàn, sức khỏe, bảo vệ môi trường và sẵn sàng chi trả cho những sản phẩm cao cấp, chất lượng cao, có thương hiệu.
Tám, người tiêu dùng chú ý nhiều hơn đến các yếu tố như sự tiện lợi, tính chuyên nghiệp, cá tính, trải nghiệm dịch vụ và sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các dịch vụ hiệu quả, chất lượng cao và nhiệt tình.
Chín, người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn đến cảm giác giá trị và hạnh phúc mà sản phẩm, dịch vụ có thể mang lại và sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho những sản phẩm, dịch vụ ý nghĩa, giàu cảm xúc và có trách nhiệm.
Mười, thị trường tiêu dùng Trung Quốc là một thị trường đầy những thay đổi, cạnh tranh và cơ hội.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Khai thác hiệu quả thị trường Trung Quốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO