DN vừa và nhỏ: Không nên thụ động với vốn ngân hàng

PHẠM THỊ THU HẰNG - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ DNNVV - VCCI| 06/12/2012 00:55

Trong những năm qua, số lượng doanh nghiệp (DN) mới tăng nhanh nhưng chủ yếu là DN quy mô nhỏ và cực nhỏ nên khó tiếp cận và mở rộng thị trường.

DN vừa và nhỏ: Không nên thụ động với vốn ngân hàng

Trong những năm qua, số lượng doanh nghiệp (DN) mới tăng nhanh nhưng chủ yếu là DN quy mô nhỏ và cực nhỏ nên khó tiếp cận và mở rộng thị trường. Do vậy, khi kinh tế gặp khó khăn, chỉ số hàng tồn kho vẫn ở mức độ cao sẽ trở thành thách thức lớn đối với DN nhỏ và vừa (DNNVV).

Đọc E-paper

Trong những năm qua, số lượng doanh nghiệp (DN) mới tăng nhanh nhưng chủ yếu là DN quy mô nhỏ và cực nhỏ nên khó tiếp cận và mở rộng thị trường. Do vậy, khi kinh tế gặp khó khăn, chỉ số hàng tồn kho vẫn ở mức độ cao sẽ trở thành thách thức lớn đối với DN nhỏ và vừa (DNNVV).

Để vượt được qua khó khăn này, thời gian qua đã có rất nhiều ý kiến, biện pháp triển khai kế hoạch phát triển khu vực DNNVV được đưa ra như: thành lập quỹ phát triển DNNVV cũng như các giải pháp nâng cao năng lực thương mại và đầu tư, năng lực cạnh tranh của DNNVV; cải tiến cách thức tiếp cận thị trường, đổi mới và chuyển giao công nghệ cũng như chia sẻ kinh nghiệm phát triển DN trong quá trình toàn cầu hóa.

Ngoài ra, phần lớn ý kiến cũng chỉ ra rằng các tổ chức tài chính, các ngân hàng và các quỹ đầu tư được khuyến khích chủ động đưa ra các giải pháp tài chính để DNNVV có thể tiếp cận được nguồn vốn...

Tuy nhiên, những đối sách trên đang chỉ thực đúng với vài DN lớn, còn các DNNVV gặp rất nhiều vấn đề trong việc tiếp cận vốn ngân hàng. Do đó, tôi cho rằng, trước mắt các DN nên rà soát lại toàn bộ hệ thống sản xuất, phân phối, chú ý đến vấn đề đổi mới sản phẩm, cải tiến thiết kế, ứng dụng công nghệ để tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, khai thác thị trường nội địa, xâm nhập vào các thị trường ngách.

Đồng thời, các DN cần tham gia chặt chẽ vào hệ thống các cụm, khu công nghiệp liên kết theo chuỗi ngành, sản phẩm, cùng các hiệp hội DN hiệp sức để nâng cao chất lượng sản phẩm với giá cả hợp lý, qua đó cải thiện được năng lực tiếp cận thị trường.

Nói cách khác, các DN muốn tiếp cận thị trường có thể thông qua việc tạo ra sản phẩm mới, từ đó có cơ hội đạt lợi nhuận cao để cải thiện hiệu suất kinh doanh của DN. Song song đó, các DN cũng đang cần sự hỗ trợ trực tiếp của cơ quan quản lý ở cấp độ DN.

Việc hỗ trợ trực tiếp cho từng DN sẽ tốn kém hơn hỗ trợ phát triển cụm công nghiệp hoặc các sáng kiến cải cách chính sách. Hỗ trợ nghiên cứu đánh giá thị trường cạnh tranh toàn cầu và cải thiện năng suất trong các DN và ngành hàng có tiềm năng tăng trưởng sẽ mang lại hiệu quả bền vững cao.

Tôi rất đồng ý với quan điểm của bà Rosana Mirkovic, Giám đốc Chính sách DNNVV, ACCA (Hiệp hội Kế toán và Công chứng Anh quốc): "DNNVV trên toàn thế giới đều đối mặt với cùng các thách thức và trở ngại giống nhau như rào cản luật lệ, cách tiếp cận nguồn vốn, cách vượt qua trở ngại thương mại.

Bên cạnh sự nỗ lực của chính DN, sự hỗ trợ phát triển DNNVV cần phải là một chương trình phối hợp tích cực giữa các cơ quan chính phủ. Ví dụ như các phòng ban phụ trách về các chính sách tài chính, tư pháp hay luật lao động cũng có thể ảnh hưởng lớn vào sự tăng trưởng và tiếp cận tài chính của DNNVV thông qua các quyết định của mình về chính sách thuế trong huy động vốn cũng như thiết lập cách tiếp cận tín dụng tốt hơn thông qua tài sản và trong khuôn khổ pháp luật hợp đồng".

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
DN vừa và nhỏ: Không nên thụ động với vốn ngân hàng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO