Công nghiệp hỗ trợ: Cần Hội giúp một tay

MAI PHƯƠNG| 15/01/2015 03:01

Tăng cường vai trò của các hiệp hội trong việc tạo điều kiện phối hợp, liên kết và hỗ trợ doanh nghiệp (DN) về thông tin, chính sách... là giải pháp để phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) tại Việt Nam.

Công nghiệp hỗ trợ: Cần Hội giúp một tay

Tăng cường vai trò của các hiệp hội trong việc tạo điều kiện phối hợp, liên kết và hỗ trợ doanh nghiệp (DN) về thông tin, chính sách... là giải pháp để phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) tại Việt Nam.

Đọc E-paper

Trong buổi gặp gỡ Tập đoàn TV SD (Đức), ông Phạm Ngọc Hưng, Phó chủ tịch Thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA), đề cập đến tầm quan trọng của ngành CNHT Việt Nam. Theo ông Hưng, vài năm trở lại đây, vấn đề CNHT luôn được lãnh đạo TP.HCM và nhiều diễn đàn, thậm chí kỳ họp Quốc hội vừa qua nhấn mạnh đến tìm giải pháp phát triển.

Lâu nay, CNHT tại Việt Nam là rào cản lớn đối với thu hút vốn FDI. Nhiều nhà đầu tư công nghệ như Samsung, Intel, cho đến các hãng sản xuất da giày, may mặc... đều khó khăn trong việc tìm đối tác cung ứng nguyên phụ liệu, trang thiết bị sản xuất.

Cũng như TVSD, nhiều nhà đầu tư nước ngoài lo ngại, Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu lớn nhưng giá trị gia tăng rất nhỏ. Mặt khác, nếu không phát triển được CNHT thì DN Việt Nam sẽ không cạnh tranh được với hàng hóa nước ngoài tại thị trường trong và ngoài nước.

Hiện nay, một số tiêu chuẩn hàng hóa châu Âu đang cho Việt Nam hưởng một số lợi thế, nhưng một khi các hiệp định thương mại tự do (FTA) ra đời thì DN Việt Nam không còn được hưởng ưu thế này nữa.

Đại diện các DN ngành nhựa, ông Hồ Đức Lam, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nhựa Rạng Đông, Chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam, lo lắng: "Theo Hiệp định Ưu đãi thuế quan (CEPT) khu vực mậu dịch tự do ASEAN, năm 2015, tất cả các mặt hàng giao dịch trong khu vực ASEAN đều có mức thuế 0%, đồng nghĩa với việc có thể nhập khẩu thành phẩm với thuế bằng 0 từ các nước ASEAN. Không chỉ hàng hóa nước ngoài tràn ngập thị trường Việt Nam mà làn sóng đầu tư sản xuất cũng giảm".

Trung tâm Đào tạo nghề TGA của BOSCH

Tóm lược về tỷ lệ nội địa hóa của các ngành có thế mạnh trong CNHT Việt Nam, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đưa ra những phân tích cho thấy điểm yếu của CNHT tại Việt Nam. Cụ thể, đối với ngành điện và điện tử, tỷ lệ nội từ 20 - 40% vẫn còn xa so với nhu cầu của các DN.

Tỷ lệ nội địa hóa của xe máy là 70%, nhưng trong thực tế thì hơn 50% phụ tùng mua từ các DN phụ trợ có vốn đầu tư nước ngoài đến từ Nhật, Đài Loan... Hay tỷ lệ nội địa hóa của xe hơi cũng chỉ đạt 5 - 10%...

Viện dẫn từ Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), ông Lam chia sẻ, Thái Lan và Malaysia hỗ trợ CNHT là hai ngành xe hơi và đồ điện, điện tử. Ngoài việc hỗ trợ cho hai ngành này thì họ hỗ trợ cho những danh mục như: công nghệ cao, ITC, sinh học... Điều này ngược với Việt Nam, CNHT được hiểu theo nhiều nghĩa, ở mỗi lĩnh vực sẽ khác về ngành nghề tương ứng.

Cụ thể, là các ngành cung cấp chi tiết kim loại, linh kiện nhựa, chi tiết chính xác, mạ, xử lý nhiệt, bao bì để cung cấp cho các lĩnh vực chính như xe hơi, xe máy, đồ điện, điện tử, máy móc... Hoặc chế tạo các linh kiện liên quan đến nhà máy như quần áo lao động, găng tay, mũ, dụng cụ an toàn...

Ngoài vấn đề trên, đại diện các hội ngành nghề cũng chia sẻ, thực tế còn rất nhiều DN Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu thị trường CNHT. Trong khi, nhiều DN cho rằng thà nhập linh kiện còn rẻ hơn mua trong nước. Xu hướng này cho thấy sản phẩm trong nước chưa đạt yêu cầu.

Nắm được tính cấp thiết của CNHT, tuần qua, các hội ngành nghề, thành viên Tổ chuyên viên giúp việc Ban Chỉ đạo phát triển CNHT, đại diện Sở Công Thương TP.HCM đã có buổi họp bàn về vấn đề này.

Trong đó, một trong những giải pháp được đưa ra là nâng cao vai trò của hội, tăng cường sự kết nối, đẩy mạnh sự phát triển của CNHT Việt Nam. Trước đó, Hiệp hội các Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam (GBA) cũng đặt vấn đề hợp tác với HUBA, nhằm đẩy mạnh quan hệ Đức - Việt Nam trong phát triển CNHT.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Công nghiệp hỗ trợ: Cần Hội giúp một tay
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO