Nữ giới chung là tờ tuần báo, xuất bản ngày thứ sáu, số đầu tiên vào thứ sáu, ngày 1/2/1918, số cuối ra ngày 19/7/1918, nghĩa là tờ báo ra được 22 số.
Trên trang chủ Google Doodle, họ đã nhắc đến những đóng góp của bà như sau:
"Sương Nguyệt Anh được nhớ đến với trí tuệ và nhân cách trong sáng, cũng như sự kiên cường vượt qua nghịch cảnh. Cô là người tiên phong cho các nhà văn và biên tập viên nữ ở Việt Nam và mở đường cho các thế hệ sau.
Cô ấy có mối quan hệ với mọi người từ mọi tầng lớp xã hội và đối xử với mọi người một cách tôn trọng. Có một số đường phố mang tên Nguyệt Anh ở các thành phố như TP.HCM, Đà Lạt và Vũng Tàu".
Sương Nguyệt Anh cũng là một thi sĩ. Một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của bà viết về hoa mai. Do đó, hình vẽ Doodle tôn vinh Sương Nguyệt Anh ngày 1/2 có sự kết hợp của hoa mai.
Sương Nguyệt Anh tên thật là Nguyễn Thị Khuê, sinh năm 1864 tại xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Bà là con gái thứ tư của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Mẹ là bà Lê Thị Điền, người làng Thanh Ba thuộc huyện Cần Giuộc.
Bà Sương Nguyệt Anh qua đời năm 1921. Ngoài bút hiệu Sương Nguyệt Anh, bà còn ký nhiều tên khác như: Xuân Khuê, Nguyệt Nga, Nguyệt Anh.
Google Doodle hôm nay 1/2 tôn vinh bà Sương Nguyệt Anh (Ảnh chụp màn hình). |
Sương Nguyệt Anh từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh. Vì gia đình đông người, cha lại bị mù nên bà vừa phải chăm lo việc gia đình, vừa giúp đỡ cha làm thuốc. Ban ngày, bà thường xem cha dạy học và chữa bệnh, ban đêm bà đọc sách, tập làm thơ.
Người chị của bà là Nguyễn Thị Kim Xuyến cũng học giỏi, hay chữ và có tài làm thơ từ nhỏ. Hai chị em thường được cha bày cho cách đọc sách và thơ phú. Cả hai nổi tiếng tài sắc, được người quanh vùng ca tụng gọi là Nhị Kiều.
Năm 1888, Sương Nguyệt Anh được 24 tuổi thì cha mất. Tri phủ Ba Tường - ông Phủ Xuyên đến hỏi bà làm vợ không được nên mang lòng oán hận, đang tìm cách hãm hại.
Để tránh tai họa, bà cùng gia đình người anh (Nguyễn Đình Chúc) chuyển sang Cái Nứa (Mỹ Tho) rồi dời về Rạch Miễu ở nhờ nhà ông nghè Trương Văn Mân. Ở đây, bà kết duyên với một phó tổng sở góa vợ tên Nguyễn Công Tính (có sách ghi Nguyễn Công Trinh, Nguyễn Văn Tính, Nguyễn Công Tín), sau đó sinh được cô con gái là Nguyễn Thị Vinh.
Cuộc hôn nhân đẹp đẽ đã sớm kết thúc bi thảm khi ông Tính bị Phủ Xuyên âm mưu sát hại. Chồng chết khi con gái vừa tròn 2 tuổi, bà tuy mới 30 nhưng quyết không đi thêm bước nữa, thủ tiết nuôi con, thờ chồng và mở trường dạy chữ Nho cho học trò trong vùng để sinh sống.
Cũng từ đó, bà thêm trước bút hiệu Nguyệt Anh một chữ "Sương", thành "Sương Nguyệt Anh", có nghĩa là "Nguyệt Anh góa chồng".
Báo Nữ giới chung - nữ sĩ Sương Nguyệt Anh làm chủ bút năm 1918 |
Những năm 1906-1908, hưởng ứng phong trào Đông Du của Phan Bội Châu bà bán một phần điền sản và vận động quyên góp để giúp học sinh xuất dương sang Nhật du học.
Năm 1917, bà Sương Nguyệt Anh được một nhóm chí sĩ yêu nước mời làm chủ bút tờ Nữ Giới Chung. Tên tờ báo nghĩa là Tiếng chuông của nữ giới. Bà lấy bút danh Sương Nguyệt Anh, nghĩa là "Nguyệt Anh góa bụa". Tờ báo nói về vai trò của phụ nữ trong văn hóa và xã hội Việt Nam.
Bà là nữ sĩ tài năng và có nhiều cống hiến cho xã hội, bà Sương Nguyệt Anh được đặt tên đường tại một số địa phương như TP.HCM, Đà Lạt và Vũng Tàu.