Quản lý chuỗi cung ứng đúng cách mang đến nhiều lợi ích như tăng doanh số bán hàng và doanh thu, giảm gian lận và chi phí cao ngất ngưởng, cải thiện chất lượng ứng biến, giúp tăng tốc độ sản xuất và phân phối.
Một trong những thách thức trong việc quản lý chuỗi cung ứng là lưu trữ hồ sơ và theo dõi sản phẩm. Việc áp dụng blockchain trong quản lý chuỗi cung ứng sẽ giúp việc lưu trữ và truy xuất hồ sơ dễ dàng vì thông tin sản phẩm được truy cập thông qua các cảm biến nhúng và thẻ RFID.
Lịch sử của một sản phẩm từ nguồn gốc đến vị trị ngay thời điểm hiện tại trong chuỗi cung ứng đều có thể truy ra thông qua blockchain, qua đó, dễ dàng phát hiện ra các gian lận trong bất kỳ phần nào trong chuỗi cung ứng. Thêm nữa, blockchain giúp giảm tổng chi phí di chuyển các vật phẩm khi dõi thời gian thực của một sản phẩm trong chuỗi cung ứng.
Theo một cuộc khảo sát của các công ty cung ứng được thực hiện bởi APQC và Viện chuỗi cung ứng kỹ thuật số (DSCI) hơn 1/3 doanh nghiệp khảo sát cho rằng, lợi ích hàng đầu của việc áp dụng blockchain trong quản lý chuỗi cung ứng là giảm chi phí. Khi áp dụng blockchain để tăng tốc quá trình hành chính trong chuỗi cung ứng, chi phí phụ xảy ra trong hệ thống sẽ tự động giảm nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho các giao dịch.
Việc loại bỏ các khâu trung gian trong chuỗi cung ứng sẽ giảm rủi ro gian lận, trùng lắp sản phẩm và tiết kiệm chi phí. Hơn nữa, cải thiện hiệu suất và giảm nguy cơ mất sản phẩm nhờ lưu trữ hồ sơ chính xác.
Một trong những lợi ích hấp dẫn khi sử dụng blockchain quản lý dữ liệu là tăng tính tương thích của dữ liệu. Do đó, các công ty có thể dễ dàng chia sẻ thông tin và dữ liệu với các nhà sản xuất, và nhà cung cấp.
Tính minh bạch trong blockchain giúp hạn chế sự chậm trễ và tranh chấp do không có hàng hóa bị kẹt trong chuỗi cung ứng. Vì mỗi sản phẩm được theo dõi tại thời gian thực, nên rất hiếm khi xảy ra sai sót.
Blockchain cung cấp khả năng mở rộng, bất kỳ cơ sở dữ liệu lớn nào cũng đều có thể truy cập từ nhiều nơi trên thế giới. Nó cũng cung cấp các tiêu chuẩn bảo mật cao hơn và khả năng tùy chỉnh theo nguồn cấp dữ liệu. Hơn nữa, blockchain cũng có thể được tạo ra một cách riêng tư, và sẽ cho phép dữ liệu được truy cập rõ ràng giữa các bên khi có sự thống nhất.
Giá trị của việc áp dụng công nghệ blockchain từ thực tế là khả năng kết nối các sổ cái và điểm dữ liệu khác nhau trong khi vẫn duy trì tính toàn vẹn dữ liệu giữa nhiều người tham gia. Tính minh bạch và bất biến của công nghệ blockchain giúp loại bỏ gian lận trong chuỗi cung ứng, và duy trì tính toàn vẹn của hệ thống.
Với sự phổ biến ngày càng tăng, công nghệ blockchain dường như là giải pháp tối ưu của nhiều ngành công nghiệp hiện nay. Chuỗi cung ứng là một trong những ngành công nghiệp đông nhân sự nhất, nắm giữ một số trường hợp sử dụng nhất định sẽ giúp công nghệ blockchain tạo ra sự khác biệt.
Nếu được áp dụng đúng cách, công nghệ blockchain có thể đảm bảo việc theo dõi và truy xuất nguồn gốc trên toàn bộ chuỗi cung ứng. Điều này giúp kiểm soát và phát hiện hàng giả, đảm bảo an toàn trong các quy trình.
Blockchain trong chuỗi cung ứng cũng sẽ cho phép các nhà sản xuất, đơn vị vận chuyển và người dùng cuối cùng thu thập dữ liệu, nghiên cứu xu hướng và áp dụng quy trình giám sát dự đoán để có trải nghiệm sản phẩm tốt hơn. Đơn cử, chuỗi cung ứng thủy sản thường hay bị những thông tin tiêu cực là do thiếu một hệ thống minh bạch.
Chuỗi cung ứng thủy sản hiện đang theo các quy trình tẻ nhạt, như lưu trữ hồ sơ thủ công, khiến nó dễ bị lỗi hơn. Hơn nữa, điều kiện bảo quản thủy sản không đúng, gian lận dẫn đến sai lệch và tỷ lệ thực hành không được kiểm soát. Chính vì vậy, chất lượng và an ninh của sản phẩm khi đưa đến khách hàng cuối bị tổn hại. Thêm nữa, do có nhiều loại gian lận khác nhau liên quan đến chuỗi, sự tin tưởng giữa khách hàng và nhà cung cấp đang dần mất đi.
Công nghệ blockchain có thể là liều thuốc cho các vấn đề xác minh sản phẩm, vì nó có thể theo sản phẩm ngay từ khâu sản xuất đến phân phối. Các tên tuổi lớn như Hyperledger đã triển khai công nghệ blockchain trong các dự án của họ để giải quyết các vấn đề của chuỗi cung ứng thủy sản, cho phép người mua truy cập một bản ghi toàn diện về xuất xứ sản phẩm.
Hay như việc sử dụng blockchain trong chuỗi cung ứng cà phê giúp mang lại năng suất cao hơn, giao dịch công bằng cho nhà sản xuất, và đảm bảo tính minh bạch do thanh toán trực tiếp cho nông dân khi sản phẩm của họ được bán. Mặt khác, khách hàng cuối luôn có thể vào xem dữ liệu và theo dõi nguồn gốc cà phê của họ.
Với ngành công nghiệp dược phẩm, theo báo cáo của WHO, doanh số bán thuốc giả toàn cầu đã tăng từ 75 tỷ đô la trong năm 2010, và sẽ tiếp tục tăng 90% trong 5 năm tới. Đa số người dân phải gánh chịu điều này đều từ các nước đang phát triển như châu Á và châu Phi, nơi thuốc giả chiếm khoảng 10-30%.
Việc cải thiện an ninh và truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng thuốc ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với các công ty dược phẩm, và các nhà phân phối trên thế giới. Công nghệ blockchain có thể giải quyết vấn đề này.
Thuốc có thể được gắn barcode (thẻ mã vạch), và khi được quét, hồ sơ của chúng được lưu giữ trên blockchain trong các khối kỹ thuật số an toàn. Những hồ sơ này sẽ được cập nhật theo thời gian thực khi các loại thuốc được chuyển từ một thực thể này sang thực thể khác trong chuỗi cung ứng. Các bên, kể cả bệnh nhân, đều có quyền truy cập và kiểm tra hồ sơ vào bất cứ lúc nào.
Bản chất bất biến của blockchain cung cấp khả năng truy xuất nguồn gốc từ nhà sản xuất đến khách hàng, và cho phép kiểm tra xem hệ thống có bị xâm phạm ở đâu đó không. Ngoài việc đảm bảo tính toàn vẹn của sản phẩm và các nỗ lực chống hàng giả, công nghệ blockchain có thể giúp khắc phục các vấn đề tài chính mà các nhà bán lẻ và nhà khai thác nhỏ đang phải đối mặt trong chuỗi cung ứng.