ASEAN thu hút đầu tư hậu Covid-19 bằng lợi thế cạnh tranh

Mỹ Huyền| 25/10/2021 00:45

Kế hoạch phục hồi sau đại dịch của các nước ASEAN tập trung vào chiến lược thu hút đầu tư và phát triển chuỗi cung ứng bền vững hơn, theo Asean Business Partners.

Thailand-landing-0002-4-9607-1635073578.

Thông tin trên được ghi nhận tại hội thảo trực tuyến The Future is ASEAN – a Pathway to Growth in Southeast Asia, được tổ chức giữa tháng 10/2021.

ASEAN sẽ vực dậy nhanh hơn sau đại dịch

Ông Ted Osius - Chủ tịch và CEO tại US-ASEAN, Business Council, nhận định trong thời điểm cạnh tranh này, các nước trong ASEAN cần phải tự đầu tư để thu hút được nguồn vốn đầu tư. Đó là phải tự đầu tư cơ sở hạ tầng, tăng cường tương tác với môi trường thương mại trong khu vực, cải tiến cách kinh doanh để tăng trưởng bền vững. Quan trọng hơn nữa, các nước phải khống chế tốt đại dịch Covid-19 và quan tâm hơn nữa vào thế hệ sau. 

ASEAN 5 bao gồm Indonesia, Việt Nam, Philippines, Thailand và Malaysia nắm giữ 6% thị phần xuất khẩu toàn cầu và gần phân nửa thị trường Trung Quốc. Mỹ ôm trọn phần lớn cổ phiếu của các công ty FDI tại ASEAN, nơi đang phát triển năng lượng sạch trong mọi lĩnh vực. Sức hút đầu tư này nhờ vào lực lượng lao động giá rẻ và chính sách đầu tư đã dần được cải thiện. Việt Nam cũng sẽ hấp dẫn hơn nếu cải thiện được khủng hoảng chuỗi cung ứng và công nhận sự đóng góp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế, theo Ted.

ASEAN sẽ đại diện 20% các nước có thu nhập trung bình vào năm 2030 và là khu vực kinh tế có dân số trẻ. Sau ảnh hưởng của đại dịch, nền kinh tế tại đây cũng có số nợ công trên GDP thấp nhất thế giới. Điều đó có nghĩa là ASEAN sẽ vực dậy nhanh hơn các nước phát triển sau giai đoạn này. 

Các nước ASEAN phải tự tìm ra thế mạnh của mình để tăng sức cạnh tranh

Tuy nhiên, trong giai đoạn khát vốn sau đại dịch, các nước sẽ phải cạnh tranh với nhau để hút vốn đầu tư. Bà Trinh Nguyen - Nhà Kinh tế Khu vực các thị trường mới nổi Asia- Natixis cho rằng khủng hoảng dầu gas và chuỗi cung ứng trên thế giới vẫn đe dọa các nền kinh tế. Đến nay, những nước có tỷ lệ tiêm vaccine Covid-19 cao chưa nhiều. Có thể nói, những nền kinh tế có triển vọng sẽ nhận được khoản đầu tư ngay thời điểm này, trước mắt là "đầu tư" bằng vaccine, chẳng hạn như Hàn Quốc hứa vào tháng 10 sẽ trao tặng Việt Nam ít nhất một triệu liều vaccine. 

Vietnam-landing-0004-Layer-2-1490-163516

Việt Nam là một trong những ngôi sao mới nổi của ASEAN - Nguồn Asia Business Partners

Theo đánh giá của các nhà đầu tư, hiện nay, Indonesia nổi lên như là đối thủ đáng gờm trong khu vực. Ông Batara Sianturi -  CEO Citibank Indonesia cho hay thị trường mới nổi Indonesia có nhiều điểm mạnh nhờ vào dân số lớn tập trung vào chuyển đổi số mạnh mẽ trong những năm gần đây. Hai lĩnh vực nổi bật của Indonesia hiện nay là fintech (công nghệ tài chính) và xe điện đã có kết quả xuất khẩu đáng kể. 

Indonesia sẽ sản xuất 600 triệu xe điện vào năm 2030 và hứa hẹn sẽ thống trị nguồn cung lithium toàn cầu. Ngoài ra, Indonesia còn huy động quỹ tài sản có chủ quyền, thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt và giới thiệu lộ trình xe điện. 

Dù là thị trường tiềm năng, các nhà đầu tư cũng chỉ ra sự lệ thuộc trong khối ASEAN vào chuỗi cung ứng của thị trường Trung Quốc. Điều này gây áp lực thúc đẩy các nước đa dạng hóa nguồn cung và nguồn cầu. Trong đó, Mỹ không phải là nguồn duy nhất, theo bà Trinh Nguyen. 

Đến nay, Thái Lan vẫn dẫn đầu trong việc tạo lợi nhuận. Và du lịch - ngành công nghiệp chính của nước này, đang phát triển các ngành phụ cận tới du khách các nước, đặc biệt là lượng du khách chính từ Trung Quốc. Vì vậy, Thái Lan sẽ nhận ra áp lực đa dạng hóa nguồn cung - cầu hơn các nước khác để vực lại nền kinh tế sau khó khăn từ Covid-19.

Ông Trần Đức Bình - Phó tổng Thư ký ASEAN phụ trách các vấn đề cộng đồng và doanh nghiệp cho hay kế hoạch hồi phục kinh tế trong khối ASEAN sau thời kỳ khủng hoảng Covid-19 sẽ mang các cơ hội đầu tư và phục hồi chuỗi cung ứng giữa các nước trong khu vực, nhưng kế hoạch này chỉ có thể thực hiện được khi các nước, trong đó có Việt Nam phải đẩy mạnh việc chuyển đổi số trong lĩnh vực fintech và năng lượng.

Fintech được xem là công cụ thúc đẩy nền kinh tế số khi giao thương trong khu vực nhằm vực dậy số lượng người sử dụng sản phẩm tài chính. Fintech sẽ thu hút người chưa có tài khoản ngân hàng để tăng số lượng giao dịch trong ngành tài chính và thu hút vốn đầu tư ngoại quốc.

Bên cạnh đó, năng lượng tái tạo xây dựng nên các hệ thống giảm thiểu chất thải ra môi trường sẽ là mũi nhọn thứ hai để vực dậy nền kinh tế các nước. Việc phát triển năng lượng tái tạo sẽ mở ra cơ hội hợp tác trong các nước ASEAN để xây dựng thành phố thông minh sử dụng vật liệu xanh và vật liệu tái tạo. Xuyên suốt quá trình phát triển mũi nhọn thứ hai này, các vật liệu dùng trong gia đình cũng sẽ xanh hơn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
ASEAN thu hút đầu tư hậu Covid-19 bằng lợi thế cạnh tranh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO