An toàn thông tin: Mô tả trong 20 phút

NGUYỄN PHƯỚC ĐỨC - Giám đốc Điều hành DNA Information Security Consulting Firm| 12/12/2012 05:37

Với việc hoạch định chiến lược và có kỹ năng thực hiện mạnh mẽ, an toàn thông tin (ATTT) nhiều khả năng sẽ trở thành một trong những yếu tố chính mang đến thành công cho doanh nghiệp.

An toàn thông tin:  Mô tả trong 20 phút

Với việc hoạch định chiến lược và có kỹ năng thực hiện mạnh mẽ, an toàn thông tin (ATTT) nhiều khả năng sẽ trở thành một trong những yếu tố chính mang đến thành công cho doanh nghiệp.

Đọc E-paper

ATTT là một kế hoạch hành động lâu dài, được thiết kế để đạt được một mục đích cụ thể. Tuy nhiên, nếu chúng ta không thể mô tả chiến lược này một cách đơn giản trong 20 phút và bằng ngôn ngữ dễ hiểu thì coi như chưa hề có một chiến lược. Có 7 giai đoạn cơ bản và các nguyên tắc cốt lõi trong việc hoạch định chiến lược ATTT.

1 Chuẩn bị kế hoạch: Giai đoạn đầu tiên liên quan đến việc phân bổ những nguồn lực cần thiết, điều phối nhân sự và xác định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của từng cá nhân cho quá trình hoạch định chiến lược.

Đây là bước trọng yếu trong việc hoạch định chiến lược ATTT, đòi hỏi phải có tính kỷ luật, sự tập trung và sẵn sàng giải đáp những câu hỏi hóc búa, trong khi đó DN phải chuẩn bị đối mặt với những sự bất ổn, cân nhắc về những quyết định thay đổi.

2 Thay đổi "bức tranh tổng thể” và tạo ra một nền tảng chiến lược: Đây là lúc nền tảng của chiến lược ATTT cần được thiết lập, tầm nhìn và nhiệm vụ cần được làm rõ, các cuộc đánh giá và phân tích được tiến hành trên dữ liệu thu được từ nhiều nguồn khác nhau.

Đây cũng là lúc những câu hỏi hóc búa đã chuẩn bị cho việc hoạch định chiến lược cần được giải đáp, chẳng hạn như: Chúng ta muốn phạm vi của chiến lược đến đâu? Chúng ta làm điều gì tốt nhất?

Chúng ta kinh doanh gì? Những yếu tố thành công nào được xem là quan trọng? Làm thế nào để chúng ta trình bày chiến lược của mình cho những người khác?

3 Tập trung vào kế hoạch hành động: Đây là giai đoạn giúp DN hiểu được làm cách nào để đạt được tầm nhìn tổ chức đã tạo ra. Giai đoạn này đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các mục đích chiến lược, các mục tiêu cải thiện, kế hoạch hành động và biện pháp đo lường hiệu quả.

Nếu tổ chức của DN không thành công ở giai đoạn này, nhiều phòng, ban khác có thể không hiểu rõ chiến lược ATTT sẽ ảnh hưởng đến tổ chức của họ như thế nào, và trên thực tế họ sẽ bất hợp tác.

4 Lịch trình triển khai thực hiện: Giai đoạn này lãnh đạo ATTT sẽ tạo ra lịch trình cụ thể, ghi chép lại lúc bắt đầu, những cột mốc quan trọng và ngày hoàn thành của chiến lược. Các hành động trong chiến lược sẽ được liên kết đến từng cá nhân với những khung thời gian và ngân sách cụ thể.

5 Chỉ số dành cho chiến lược: Trong giai đoạn này, các biện pháp đo lường sẽ được tạo ra để đảm bảo tổ chức đi đúng hướng và xác định xem liệu chiến lược có thành công hay không. Chiến lược ATTT cần phải được liên kết đến những chỉ số hiệu quả chủ chốt. Cuối cùng, tích hợp chúng vào tài liệu theo dõi giám sát chỉ số để đánh giá thường xuyên.

6 Phát triển kế hoạch truyền thông: Phát triển kế hoạch truyền thông cần phải bao gồm chiến lược truyền thông rõ ràng và các kế hoạch tuyên truyền đối với từng đối tượng "lắng nghe" đã được xác định trước.

Các thông điệp chính, tóm tắt dự án, các tài liệu chiến lược và kế hoạch triển khai được lên lịch trình cụ thể, với các tiêu chuẩn được thiết lập rõ ràng nhằm để đánh giá sự thành công. Các mục tiêu chiến thuật được sử dụng xuyên suốt tổ chức và được đo lường cho sự thành công.

7 Hoàn tất: Đây là giai đoạn mà những kết quả không mong muốn cũng như các chiến lược phát sinh chưa được thực hiện cần được xem xét lại, các chỉ số hiệu suất chủ chốt (KPI) và các chỉ số khác cần được hiệu chỉnh.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
An toàn thông tin: Mô tả trong 20 phút
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO