5 điều cần lưu ý khi áp dụng phương pháp Lean

TRẦN VĂN PHÁT - CEO Robot Corp. (lược ghi theo McKinsey)| 12/04/2017 09:58

Trong những năm qua, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng phương pháp quản trị hiện đại Lean (Lean manufacturing - sản xuất tinh gọn hay sản xuất tiết kiệm) nhằm tinh gọn sản xuất, giảm thiểu lãng phí, gia tăng hiệu quả.

5 điều cần lưu ý khi áp dụng phương pháp Lean

Trong những năm qua, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng phương pháp Lean (Lean manufacturing - sản xuất tinh gọn hay sản xuất tiết kiệm), một phương pháp quản trị hiện đại nhằm tinh gọn sản xuất, giảm thiểu lãng phí, gia tăng hiệu quả.

Đọc E-paper

Để ứng dụng kỹ thuật số cho phương pháp Lean, có 5 lưu ý:

1. Phép màu tăng năng suất

Áp lực về chi phí trong tất cả các ngành công nghiệp liên tục tăng lên, các công ty phải đối mặt với nhu cầu cải thiện năng suất từ 2 - 4% mỗi năm. Nhiều nghiên cứu cho thấy kỹ thuật số đang mở ra khả năng tạo ra giá trị tương đương với cải tiến hiệu quả từ 15 - 20%. Sự tăng năng suất này không đến từ việc áp dụng một giải pháp duy nhất. Chẳng hạn, giảm thời gian ngừng máy xuống 30 - 50% có thể thực hiện bằng việc bảo trì máy trước, hoặc giám sát từ xa nhằm tối ưu thời gian sử dụng tài sản.

Quản lý hiệu suất kỹ thuật số kết hợp với các robot tiên tiến và các phương tiện dẫn đường tự động hóa có thể tự động hóa công việc thủ công hơn nữa và có khả năng nâng cao năng suất lao động thêm 40 - 50%.

Việc phân tích dữ liệu chi tiết về các quy trình gia công được tạo ra trong thời gian thực sẽ là yếu tố cơ bản giúp xác định và giải quyết các nguyên nhân cơ bản của quy trình không hiệu quả nhanh hơn và hiệu quả hơn. Hơn nữa, các quá trình dự báo thu hút nhiều dữ liệu lớn đã giúp giảm đáng kể lượng tồn kho và cải thiện dịch vụ.

2. Công nghệ thông tin chỉ là công cụ

Công nghệ thông tin cho phép ứng dụng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhưng không phải là động lực thực hiện. Các công ty có xu hướng bắt đầu xem xét làm thế nào để áp dụng các phương pháp tiếp cận mới cho các hệ thống công nghệ thông tin của họ. Trong ngắn hạn, thời gian để tiếp cận thị trường, thời gian giao hàng, chi phí vận chuyển hàng hóa và tập trung vào khách hàng (dựa trên cá nhân hóa) được cải thiện đáng kể khi tận dụng các cơ hội mới được cung cấp bởi số hóa.

>Vì sao doanh nghiệp Việt ứng dụng Lean chưa hiệu quả?

3. Cần được dẫn dắt bởi các lãnh đạo cao nhất

Rất ít công ty áp dụng cách tiếp cận có chiều sâu để thực hiện các đòn bẩy công nghiệp 4.0. Theo nghiên cứu của McKinsey, chỉ có 16% có chiến lược rõ ràng và 24% đã được giao trách nhiệm rõ ràng về nỗ lực đáp ứng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Sự phát triển kỹ thuật số thành công đòi hỏi sự hiểu biết thấu đáo về điểm xuất phát cụ thể tại từng công ty, địa điểm sản xuất, hoặc thậm chí là bộ phận để xác định và ưu tiên các cơ hội kỹ thuật số có giá trị gia tăng.

Các công ty có thể chẩn đoán ngay tại chỗ bằng cách tự hỏi họ sử dụng những cách khéo léo, hiệu quả như thế nào và những tiềm năng cải tiến cụ thể mà họ có thể nhắm tới.

Việc đánh giá điểm xuất phát này giúp các tổ chức có cơ sở để đưa ra cách áp dụng Lean kỹ thuật số - mức độ tiếp theo trong việc tạo ra giá trị của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Ngay cả các công ty trong nhóm chọn này cũng thường mắc phải một trong hai lỗi: hoặc là họ giao trách nhiệm cho bộ phận không có quyền thực hiện trực tiếp, hoặc đặt trách nhiệm với yêu cầu quá thấp trong hệ thống quản lý. Cuối cùng, kết quả không như ý.

Lãnh đạo doanh nghiệp cần hiểu rằng tham gia vào hành trình cách mạng công nghiệp 4.0 có nghĩa là tham gia vào sự rủi ro và rủi ro này không thể được ủy thác.

Các lãnh đạo cao nhất phải lên chương trình được lập trình chi tiết để thúc đẩy hành trình nhanh chóng và hiệu quả. Mức độ ưu tiên cao này của lãnh đạo tiên quyết xác định sự thành công của sự chuyển đổi.

4. Con người và công nghệ đều rất quan trọng.

Các giải pháp công nghệ, chẳng hạn như các công cụ bao gồm robot hoặc các thuật toán phân tích tiên tiến, rất dễ truy cập và cài đặt. Trên thực tế, các công cụ này đã là hàng hóa trong nhiều tình huống. Tuy nhiên, phải có sự kết hợp của công nghệ và kiến thức tương ứng để tạo ra các hành động mang lại giá trị.

Hơn nữa, thực hiện những hành động này thường đòi hỏi quá trình làm việc được thiết kế lại và các khả năng mới, cả hai đều cần thiết phải tổ chức chuyển đổi. Các nhà lãnh đạo công ty phải đưa ra chiến lược trước để xây dựng, hoặc mua những giải pháp họ cần, hoặc hợp tác với các tổ chức có thể cung cấp các giải pháp.

5. Tư duy chuyển đổi và toàn diện

Các công ty sẽ cần phải giải quyết toàn bộ chuỗi giá trị, áp dụng một bộ đòn bẩy hoặc giải pháp đầy đủ và có kế hoạch rõ ràng để nhân rộng các phương pháp tiếp cận mới trên toàn bộ mạng lưới của họ.

>Đón cách mạng công nghiệp lần thứ tư, DN Việt cần làm gì?

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
5 điều cần lưu ý khi áp dụng phương pháp Lean
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO