Gỡ khó cho năng lượng gió Việt Nam

HẢI VÂN| 08/12/2014 06:23

Đan Mạch từ một đất nước bị lệ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu trở thành một nền kinh tế hoàn toàn độc lập về năng lượng, trong đó, nguồn năng lượng tái tạo đang chiếm một phần ngày càng lớn ở Đan Mạch.

Gỡ khó cho năng lượng gió Việt Nam

Năng lượng gió trở thành một phần của thị trường năng lượng bền vững nhằm giải quyết nhu cầu sử dụng năng lượng đang tăng nhanh. Nhưng hạn chế về công nghệ và giải pháp tài chính đang kéo chậm tiến trình này.

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định nhưng vẫn phải chịu tình trạng bị cắt điện thường xuyên do nguồn cung cấp năng lượng mới chưa đáp ứng được nhu cầu năng lượng tăng cao.

Đan Mạch là quốc gia đầu tiên trên thế giới đã chủ động theo đuổi chiến lược xây dựng một hệ thống năng lượng không bị lệ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Nhằm theo đuổi chiến lược đầy tham vọng này, Đan Mạch đã đặt nền móng một cách đầy tự tin, đó là trở thành quốc gia đầu tiên lắp đặt tua-bin gió.

Đan Mạch từ một đất nước bị lệ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu trở thành một nền kinh tế hoàn toàn độc lập về năng lượng, trong đó, nguồn năng lượng tái tạo đang chiếm một phần ngày càng lớn ở Đan Mạch.

Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam John Nielsen cho hay: “Đan Mạch đã trải qua hơn 30 năm tạo ra sự tăng trưởng kinh tế mà không tăng thêm mức năng lượng sử dụng, đồng thời làm giảm lượng phát thải khí CO2”.

“Hiện nay năng lượng gió cung cấp hơn 33% lượng điện mà đất nước Đan Mạch sử dụng, và đó là mức năng lượng gió được sử dụng lớn nhất trên thế giới”, Đại sứ John Nielsen nói.

Đại sứ John Nielsen cho biết, “Hiện nay năng lượng gió cung cấp hơn 33% lượng điện mà đất nước Đan Mạch sử dụng, và đó là mức năng lượng gió được sử dụng lớn nhất trên thế giới”

Với việc sở hữu những công nghệ và các giải pháp tài chính, Đại sứ John Nielsen cho rằng “Công ty Vestas có thể giúp đỡ Việt Nam hoàn tất mục tiêu hướng đến một tương lai xanh hơn”.

Vestas là công ty đã lắp đặt một trong những trại sản xuất điện gió thương mại đầu tiên ở Việt Nam trên đảo Phú Quý gồm ba tua-bin V80-2.0 MW với tổng công suất 6 MW, sản xuất khoảng 27,3 triệu kWh điện mỗi năm.

Ông Chris Beaufait - Chủ tịch Vestas châu Á Thái Bình Dương và Trung Quốc khẳng định: “Qua các chương trình tài chính, chúng tôi có thể đem đến sự hỗ trợ tích cực dành cho những đối tác Việt Nam và sát cánh bên họ trong những bước khởi đầu việc kinh doanh năng lượng gió của mình”.

Chia sẻ lý do Vestas chọn Việt Nam để đầu tư, ông Chris Beaufait cho rằng, nhu cầu năng lượng tại Việt Nam đang tăng lên rất nhanh do sự phát triển công nghiệp, gia tăng giao thông cơ giới, gia tăng sử dụng nhiên liệu mới trong các hộ gia đình, đặc biệt là điện.

“Những nhân tố này được dự kiến sẽ tiếp tục chiếm đại đa phần trong sự gia tăng nhu cầu năng lượng trong thập kỷ tới”, ông Chris Beaufait nói.

Việt Nam gần đây đã thực hiện một số bước để hướng tới thế hệ năng lượng tái tạo, đặc biệt là trong lĩnh vực thuỷ điện. Việt Nam cũng đang nhắm vào các nguồn năng lượng với chi phí thấp khác để giải quyết những thách thức về năng lượng mang tính quốc gia.

Năng lượng gió là một nguồn tài nguyên tái tạo sạch và ít tốn chi phí sẵn có trong nước. Nó cũng là nguồn năng lượng phát triển nhanh nhất thế giới và là một giải pháp dài hạn mang tính khả thi cho Việt Nam, đặc biệt hơn nữa khi Việt Nam được cho là sở hữu tiềm năng năng lượng gió lớn nhất khu vực Đông Nam Á.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Gỡ khó cho năng lượng gió Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO