Việt Nam thuộc top 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng Edtech nhanh nhất thế giới

HT| 01/02/2023 06:00

Trong những năm qua, Việt Nam được đánh giá là một trong 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng của các nền tảng công nghệ giáo dục (Edtech) nhanh nhất thế giới.

Việt Nam thuộc top 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng Edtech nhanh nhất thế giới

Thị trường Edtech tại Việt Nam bắt đầu hình thành từ khoảng năm 2006-2007, song song thời kỳ đầu tiên của nền kinh tế Internet Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ từ năm 2016 đến nay, đặc biệt trong giai đoạn 2020-2021, phần lớn do sự thúc đẩy bởi đại dịch Covid-19, nhu cầu dạy và học trực tuyến tăng cao, thị trường EdTech mới bắt đầu được xã hội quan tâm rộng rãi.

Theo nhận định, xu hướng phát triển Edtech của Việt Nam vô cùng sôi động. Trong năm 2022, Việt Nam ghi nhận hơn 100 công ty Edtech khởi nghiệp và tận dụng thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài. Một số công ty về Edtech huy động được số lượng vốn lớn từ hàng triệu đến hàng chục triệu USD. Các tập đoàn trong nước cũng tiếp tục đầu tư và mở rộng hệ sinh thái giáo dục trực tuyến.

Mới đây, tổng thể bức tranh về Edtech tại khu vực Đông Nam Á và từng nước thành viên đã được các chuyên gia mô tả tại hội nghị thường niên EDUtech Asia - được tổ chức tại Singapore vào tháng 11/2022, thu hút nhiều EdTech tên tuổi trong khu vực Đông Nam Á.

Link bài viết

Với thị trường Việt Nam, các chuyên gia quốc tế đánh giá ngoài "nội lực" sẵn có, thị trường này được hưởng lợi rất nhiều trong những năm 2021 và 2022 nhờ "ngoại lực". Các chuyên gia đưa ra góc nhìn tại EDUtech Asia rằng các Edtech lớn có mong muốn tìm kiếm một môi trường mới, trong đó có Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Xu hướng này sẽ được duy trì trong thời gian tới.

Trong năm 2023, thị trường Edtech Việt Nam nhiều khả năng có thể đạt doanh thu khoảng 3 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng Edtech ở Việt Nam được ghi nhận ở mức đáng kinh ngạc, đạt khoảng 20,2% mỗi năm trong giai đoạn từ 2019-2023. Trong mắt những người khởi nghiệp về công nghệ, các dữ liệu về "thị trường số" luôn rất được quan tâm.

Ở Việt Nam, số liệu về người dân sở hữu thiết bị di động và tiếp cận mạng Internet luôn được đánh giá ở mức tốt so với các quốc gia trong khu vực. Điển hình tại TP.HCM, theo thống kê trong năm 2021, ước tính khoảng 80-85% dân số TP.HCM có truy cập Internet. Tỷ lệ người trưởng thành dùng điện thoại thông minh tại TP.HCM đạt 75,7%, nằm trong nhóm dẫn đầu tại Việt Nam.

Một yếu tố khác khiến thị trường Edtech tại TP.HCM thu hút các nhà đầu tư trong những năm gần đây là việc người dân sẵn sàng đầu tư cho giáo dục với mức chi ngày một tăng cao. Tại đây, số lượng phụ huynh có hiểu biết về công nghệ khá cao so với mặt bằng chung của cả nước. Phụ huynh cởi mở với những công nghệ mới, đồng thời được đánh giá có mức chi tiêu cho việc học của con thuộc top cao trong khu vực.

Trong năm 2023, Edtech tại TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung vẫn tiếp tục sôi động khi các "ông lớn" công nghệ giáo dục vẫn nhìn nhận đây là thị trường tiềm năng. Rất nhiều công ty Edtech từ Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ đang lên những kế hoạch đầu tư vào thị trường nước ta.

Tín hiệu tích cực sau Covid-19 là công nghệ đã trở thành một phần không thể thiếu trong các hoạt động dạy và học tại Việt Nam. Nhiều giáo viên vẫn sử dụng các công cụ tạo bài giảng điện tử, giao bài tập online... Riêng TP.HCM đặt chỉ tiêu 35% cho các hoạt động học tập số, mang tới hy vọng duy trì thói quen áp dụng công nghệ vào giáo dục.

Edtech là viết tắt của Education Technology, có nghĩa là áp dụng công nghệ trong giáo dục. Nó được ứng dụng khá hiệu quả và thành công tại các trường học. Với ứng dụng của Edtech, giáo viên có thể cập nhật được tình học của học viên liên tục. Điều này có được là do quá trình thu thập và phân tích dữ liệu. Cũng từ những đánh giá này mà giáo viên có thể điều chỉnh chương trình dạy phù hợp nhất. Việc điều chỉnh giáo trình dạy này có thể thực hiện bất kỳ ở đâu, chỉ cần có mạng Internet.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Việt Nam thuộc top 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng Edtech nhanh nhất thế giới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO