“Frugal Innovation - Làm tốt hơn với nguồn lực ít hơn”: Chiến lược phát triển đột phá

Hồng Lĩnh| 26/09/2022 03:30

Cuốn sách Frugal Innovation - Làm tốt hơn với nguồn lực ít hơn đưa ra những hướng dẫn thực tiễn và sâu sắc cho những doanh nghiệp luôn hướng đến phát triển.

Cuốn sách gồm 9 chương:

Chương 1: Đổi mới sáng tạo tiết kiệm: Chiến lược phát triển đột phá. Cung cấp cái nhìn tổng quan về các yếu tố kinh tế - xã hội đã tạo tiền đề cho đổi mới sáng tạo tại những quốc gia phát triển, lý do người tiêu dùng phương Tây lại đón nhận lối tư duy tiết kiệm và cách họ đã làm điều ấy.

Chương 2: Nguyên tắc thứ nhất: Tiếp cận và lặp lại. Thay vì sử dụng các bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D) có tư duy bảo thủ, chỉ dựa vào những phỏng đoán theo kinh nghiệm về nhu cầu của khách hàng, tiếp cận và lặp lại (E&I) bắt đầu từ chính khách hàng. 

Chương 3: Nguyên tắc thứ hai: Sử dụng tài sản linh hoạt. Giải thích về nhu cầu ngày một gia tăng của khách hàng. Họ muốn có sản phẩm và dịch vụ được thiết kế theo đúng nhu cầu. Chương này mô tả xu hướng tùy biến đại chúng, cách mà các công cụ mới (ví dụ như robot và máy in 3D) và phương pháp mới (như xã hội hóa sản xuất và chế tạo liên tục) giúp các nhà quản lý chuỗi cung ứng và quy trình vận hành sử dụng linh hoạt dây chuyền sản xuất, logistics và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt hơn và ít tốn kém hơn. 

Chương 4: Nguyên tắc thứ ba: Tạo ra các giải pháp bền vững. Trình bày cách doanh nghiệp thực hiện những giải pháp bền vững để thiết kế và sản xuất sản phẩm không có chất thải, ví dụ như phương pháp “thiết kế cái nôi” (còn gọi là thiết kế tái sinh, cradle-to-cradle, C2C) với vật liệu được tái chế nhiều lần. 

Chương 5: Nguyên tắc thứ tư: Định hình hành vi của người tiêu dùng. Phân tích cách doanh nghiệp có thể tác động đến hành vi của người tiêu dùng (ví dụ hành vi lái xe bất cẩn hoặc an toàn hơn) và khiến người tiêu dùng cảm thấy giàu có hơn trong khi tiêu thụ ít hơn. 

Chương 6: Nguyên tắc thứ năm: Đồng sáng tạo giá trị với nhà tiêu dùng. Mô tả sự chuyển hóa của người tiêu dùng, đặc biệt là người tiêu dùng thuộc thế hệ Y (những người sinh từ đầu thập niên 1980 đến giữa sau thập niên 1990) vốn am hiểu công nghệ - từ cá nhân đơn lẻ, thụ động thành cộng đồng “nhà tiêu dùng” đầy sức mạnh, cùng chung tay thiết kế, sáng tạo và chia sẻ sản phẩm, dịch vụ mà họ mong muốn. 

Chương 7: Nguyên tắc thứ sáu: Kết giao với những người bạn sáng tạo. Cung cấp cho giám đốc R&D và giám đốc vận hành những phương pháp để phát triển sản phẩm, dịch vụ và mô hình kinh doanh tiết kiệm hiệu quả hơn bằng cách liên kết với mạng lưới đối tác bên ngoài, như nhà cung cấp, trường đại học, quỹ đầu tư mạo hiểm và các công ty khởi nghiệp thay vì hoạt động đơn lẻ. 

Chương 8: Nuôi dưỡng văn hóa tiết kiệm. Chương này chỉ ra cách mà lãnh đạo các doanh nghiệp như Aetna, Danone, IBM, Kingfisher, Marks & Spencer, PepsiCo, Renault-Nissan, Siemens, Unilever đang thay đổi văn hóa tổ chức cũng như cách tư duy của nhân viên trong quá trình áp dụng 6 nguyên tắc đổi mới sáng tạo tiết kiệm.

Chương 9: Đổi mới sáng tạo tiết kiệm: Xu hướng tất yếu. Hướng dẫn hoạt động độc lập và phối hợp dành cho cấp quản lý của các bộ phận như R&D, chiến lược, sản xuất, tài chính, vận hành, marketing và bán hàng để xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo tiết kiệm trong doanh nghiệp. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
“Frugal Innovation - Làm tốt hơn với nguồn lực ít hơn”: Chiến lược phát triển đột phá
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO