Để không bị lừa

NGUYỄN VŨ MỘC THIÊNG/DNSGCT| 31/08/2013 00:13

Chuyện Travel Life lừa bỏ mặc hơn 700 khách Việt bơ vơ ở Thái Lan vào tháng trước vẫn chưa có hồi kết. Xử phạt chưa được (dù chỉ phạt kiểu gãi ngứa), hứa đền bù cho khách rồi giám đốc lặn biệt tăm, văn phòng rút vào bí mật.

Để không bị lừa

Chuyện Travel Life lừa bỏ mặc hơn 700 khách Việt bơ vơ ở Thái Lan vào tháng trước vẫn chưa có hồi kết. Xử phạt chưa được (dù chỉ phạt kiểu gãi ngứa), hứa đền bù cho khách rồi giám đốc lặn biệt tăm, văn phòng rút vào bí mật.

Đọc E-paper

Khách muốn đi du lịch thì hoang mang, doanh nghiệp lữ hành thì bức xúc. Tuy nhiên “Nhân nào thì quả đó”. Trong tình hình quản lý lỏng lẻo như hiện nay, việc bị lừa là chuyện thường ngày.

Nạn nhân không chỉ là khách hàng mà còn có các doanh nghiệp và cả nhà nước. Khách hàng bị doanh nghiệp lừa, khách hàng còn lừa lẫn nhau. Doanh nghiệp cũng vậy, kể cả doanh nghiệp nước ngoài.

Du khách Việt ở Campuchia
>Làm gì khi chuyến bay của bạn bị hoãn, hủy?
>Thích ứng với trạng thái thay đổi múi giờ
>Trộm trong... chuyến bay
>Vài điều cần biết khi du lịch Las Vegas
>Kinh nghiệm du lịch bằng xe máy
>Kinh nghiệm du lịch biển
>Kinh nghiệm đi du lịch trekking
>Kinh nghiệm du lịch mùa mưa

Khách hàng bị lừa bởi những quảng cáo có cánh, bởi bẫy giá rẻ nhưng lập lờ dịch vụ. Bỏ tiền triệu, hàng chục triệu mà không đọc kỹ chương trình, không tìm hiểu công ty mà mình tính “Chọn mặt đi tour”. Rồi còn nhờ “cò” mua hộ.

Nhiều trường hợp, “cò” lời gấp mấy lần công ty tổ chức tour. Khách bị lừa và cả bị trấn lột chặt chém hầu hết đều mua tour lẻ. Các doanh nghiệp lữ hành có khả năng tổ chức tour lẻ thường xuyên chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Các công ty nhỏ hơn thường gởi khách hoặc làm đại lý. Ban đầu thì thanh toán sòng phẳng, rồi xin nợ và trả đúng hẹn. Khi đã có lòng tin là xù nợ, ít thì vài chục, nhiều thì vài trăm triệu rồi đổi số điện thoại, dời văn phòng, lập công ty mới để lừa tiếp. Thậm chí chây ì không chịu trả nợ.

Nạn nhân là các doanh nghiệp có tên tuổi. Các nhà hàng khách sạn cũng bị lừa tương tự. Nhà nước cũng bị lừa từ khi cấp giấy phép, khi xếp hạng, báo cáo và khen thưởng. Nhưng phổ biến nhất là bị lừa thuế. Ai bị lừa cũng bức xúc, trừ nhà nước.

Vấn đề đặt ra là làm sao để không bị lừa? Cách tốt nhất là triệt môi trường sống của các công ty lừa để không thể lừa và không dám lừa. Luật có quá nhiều bất cập mà quản lý thì ầu ơ. Ai đời, hướng dẫn viên quốc tế phải có bằng đại học nhưng giám đốc công ty lữ hành chỉ cần ba năm kinh nghiệm.

Có sinh thì phải có tử, hễ không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả hoặc kiểu chụp giật lừa thiên hạ thì rút giấy phép, xóa tên. Từ năm 1999, khi Luật Doanh nghiệp ra đời đến nay, chỉ riêng TP. Hồ Chí Minh có khoảng gần 50.000 doanh nghiệp ngành du lịch.

Loạn là phải. Quản lý chỉ ngồi phòng máy lạnh, chờ người dân và báo chí phát hiện tiêu cực rồi xử phạt trêu ngươi. Travel Life chỉ bị phạt 90 triệu thì hết nói, chưa bằng 1,5% doanh thu.

Nên chăng vi phạm cỡ đó phải phạt bạc tỉ, thu hồi giấy phép, cấm giám đốc hành nghề liên quan tới du lịch một thời gian may ra mới răn đe được. Ngành du lịch có thể nhờ biên phòng các cửa khẩu buộc những đoàn khách ra nước ngoài phải xuất trình giấy phép lữ hành quốc tế và chịu khó vi hành thường xuyên.

Xử phạt thật nghiêm và minh bạch. Luật (thật ra là văn bản dưới luật) bất cập thì điều chỉnh sửa đổi.

Nên thực hiện thanh toán bằng chuyển khoản và mua hàng qua mạng. Vừa chống hàng gian vừa chống thất thu thuế. Các doanh nghiệp có giấy phép được cấp password đặt phòng qua mạng, giá chỉ 60% so với bán lẻ.

Các công ty ma sẽ tự tiêu vong vì không thể cạnh tranh. Người dân cũng phải biết tự bảo vệ mình. Cân nhắc và tìm hiểu kỹ để “chọn mặt đặt tour”. Mỗi công ty có thế mạnh riêng.

Những công ty có giấy phép hẳn hoi lắm lúc vẫn giăng bẫy lừa khách, nói chi đến các công ty không phép. Chỉ khác là người có tóc và người trọc đầu. Đọc thật kỹ chương trình, hỏi cặn kẽ các dịch vụ.

Nếu ghép khách thì ghép với công ty nào, có giấy phép không? Có thể kiểm tra trên mạng, hỏi Phòng lữ hành thuộc Sở Văn hóa Thể thao Du lịch, hoặc qua bạn bè đã đi. Khi có sự cố thì kiên quyết đòi bồi hoàn, báo với cơ quan thẩm quyền, thậm chí kiện ra tòa.

Khi mua tour nên đến trực tiếp, xem văn phòng thế nào, vào trang web công ty để tìm hiểu thêm vì “tiền nào thì của đó”. Giảm bao nhiêu phần trăm không quan trọng bởi đâu ai biết giá gốc? Lữ hành giảm giá chỉ nhờ vé máy bay hoặc khách sạn và chỉ trong chừng mực nào đó.

Lữ hành giảm thường xuyên trên 10% thì chỉ có bù lỗ. Tiền đâu mà bù? Giảm giá kiểu bù lỗ như vậy, cả nước chỉ có một vài công ty đủ lực và không phải tour nào cũng giảm.

Thay vì chăm chăm giá rẻ thì nên xét kỹ chất lượng dịch vụ, có hợp đồng hẳn hoi, càng chi tiết càng tốt. Công đoàn hay cơ quan cho tiền đi cũng vậy, lắm lúc giá trên trời mà chất lượng dưới đất.

Trừ những ai tự nguyện bị lừa hoặc xin được lừa, còn lại đều có thể phòng tránh. Đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Để không bị lừa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO